Ngày 12 tháng 2 năm 1912, tuyên bố thoái vị của Phổ Nghi đã chính thức khiến triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc, vốn đã tồn tại hàng trăm năm, sụp đổ.

Nhưng sau khi chính quyền phong kiến không còn, chúng ta đều biết Phổ Nghi đã bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành (Cố cung sau này), vậy những người khác trong cung đã đi đâu? Phải biết rằng trong hoàng cung có rất nhiều thái giám và cung nữ, những người này đã có kết cục như thế nào?

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, cung nữ đã đi đâu về đâu và có kết cục như thế nào?  - Ảnh 1.

Trên thực tế, sau khi thoái vị, Phổ Nghi vẫn được phép sống trong Tử Cấm Thành và được cấp một số tiền rất lớn cho chi phí sinh hoạt mỗi ngày. Do đó, cuộc sống bình thường của Phổ Nghi vẫn do các thái giám và cung nữ phụ trách, tình trạng này tiếp diễn cho đến năm 1924. 

Sau khi Phùng Ngọc Tường lên nắm quyền, ông đã đuổi Phổ Nghi ra khỏi hoàng cung, các thái giám và cung nữ gắn bó với vị Hoàng đế cuối cùng nhà Thanh lúc đó đương nhiên cũng phải chuyển ra ngoài theo. Nhưng vào thời điểm đó Phổ Nghi đã sa thải họ. 

Nói theo cách ngày nay, nhóm thái giám và cung nữ này đều thất nghiệp. Một bộ phận thái giám có thể về quê sinh sống, hoặc dùng số tiền dành dụm khi làm việc trong cung để mở tiệm kinh doanh tìm kế sinh nhai. Ngoài ra, nếu trước đó có sự đóng góp trong cộng đồng thái giám để xây những khu tá túc khi về già, họ có thể đến nơi đó để tịnh dưỡng hoặc chọn cách sống an phận trong chùa.

Thế nhưng phận là con gái, các cung nữ không thể có nhiều sự lựa chọn như vậy! Vậy số phận của họ đi về đâu?

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, cung nữ đã đi đâu về đâu và có kết cục như thế nào?  - Ảnh 2.

Một, kết hôn

Sau khi xuất cung, một số cung nữ sở hữu dung mạo xinh đẹp, điều này đã cho họ rất nhiều lối thoát! Không ít gia đình giàu có rất thích những cung nữ này vì sự đảm đang, tháo vát, có thể chăm lo việc gia đình, vì vậy họ sẽ cưới các cung nữ về nhà. 

Ai xinh đẹp hơn người thì có thể tìm được gia đình tốt, ai kém sắc hơn cũng có thể tìm được gia đình bình thường! Quan trọng là họ có thể lọt được vào con mắt xanh của những gia đình cần thê thiếp, con dâu hay không. Có người may mắn được tấm chồng tốt; cũng có người được gả vào nhà người ta, mang tiếng con dâu nhưng số phận phải làm việc như kẻ hầu người hạ, không khác gì so với ở trong cung.

Hai, vào lầu xanh

Đây là sự lựa chọn của rất nhiều cung nữ sau khi xuất cung.

Đối tượng bao gồm hai loại, một là cung nữ không còn “dáng vẻ trẻ trung thanh xuân, khó kiếm được tấm chồng bên ngoài”, hai là không có nơi nương tựa, không có chốn về. Vì để tồn tại, họ không thể không lựa chọn con đường này! 

Song cũng đừng ngạc nhiên, những cung nữ này rất được ưa chuộng trong tửu lầu, vì trước kia họ được sống trong cung, sở hữu những kỹ năng đặc biệt, rất biết cách nhẫn nhịn và tính toán trước sau. Quan trọng nhất chính là tài ăn nói và lấy lòng. Sống trong cung, không làm vui lòng chủ tử thì không thể sống tốt. Do đó, hầu như cung nữ nào ít nhiều cũng biết nói lời ngon ngọt, thậm chí nhiều người còn rất giỏi kể chuyện. Những điều này giúp họ có thể làm khách đến chơi vui vẻ, may mắn có thể được người ta bỏ tiền chuộc thân, cưới về làm vợ, thay đổi số phận.

Sau khi nhà Thanh sụp đổ, cung nữ đã đi đâu về đâu và có kết cục như thế nào?  - Ảnh 3.

Ba, làm người giúp việc

Còn có một số cung nữ sau khi xuất cung không muốn vào lầu xanh, nên chọn con đường làm người hầu cho nhà giàu. Trước kia họ hầu hạ trong cung, kinh nghiệm này khiến các chủ hộ giàu có thấy thích thú, muốn trải qua cảm giác được phục vụ như Hoàng đế.

Đồng thời, vì từng được huấn luyện bởi những nguyên tắc khắt khe trong cung, điều này khiến kỹ năng chuyên môn của họ càng trở nên thành thạo, là “bản sơ yếu lý lịch” cực kỳ đáng tin cậy giúp họ dễ dàng được nhận vào làm hơn.

Nhìn chung, cung nữ đi theo 3 con đường trên sau khi xuất cung cũng xem như có kết cục tốt. Trên thực tế, có không ít cung nữ phải trải qua cuộc sống vô cùng khốn khổ. Một số người chết đói trên đường, một số thì bị bán đến nơi khác làm nô lệ.

Nguồn: Sohu