Ở thời phong kiến Trung Quốc, nhóm người có thân phận thấp kém không phải là dân thường, cũng chẳng phải ăn mày, mà chính là thái giám trong cung.

Mặc dù thái giám sống trong Tử Cấm Thành không cần lo cơm ăn áo mặc, nhưng họ phải chấp nhận những cái khổ mà người bình thường chẳng thể hiểu nổi. Cái khổ này thậm chí khiến một người đàn ông bình thường bị “biến tướng” trong tâm lý.

Xem các bộ phim cổ trang cung đình Trung Quốc, hẳn rằng bạn cũng phải công nhận làm thái giám là chuyện không hề đơn giản. Nam giới bình thường muốn trở thành thái giám phải trải qua rất nhiều quá trình khắc nghiệt, quan trọng nhất là tịnh thân - cắt bỏ bộ phận sinh dục.

Sau khi tịnh thân, thái giám phải ở trong căn phòng đặc biệt suốt 1 tháng, nếu không tính mạng khó bảo toàn - Ảnh 1.

Sau khi tịnh thân, thái giám được sắp xếp tạm sống trong căn phòng có 3 ống khói lớn. Mục đích của căn phòng này là gì? Điều này có liên quan đến tính mạng của thái giám. Theo lời kể của thái giám cuối cùng nhà Thanh cùng những tư liệu lịch sử khác, chúng ta biết được:

Đầu tiên, trước khi trở thành thái giám, người nhà của họ phải ký kết với triều đình một bản giao ước, sau đó người nam (đa phần lúc này họ chỉ mới là những bé trai hơn 10 tuổi) sẽ được kiểm tra sức khỏe, có bệnh truyền nhiễm nào hay không, sau đó được thái giám chưởng quản dẫn vào phòng tịnh thân. 

Vào phòng nhưng chưa hành sự ngay, người nam sẽ phải trải qua một cuộc đối thoại như sau:

Thái giám chưởng quản: “Ngươi tự nguyện tiến cung đúng không?”.

Người nam: “Đúng”.

Thái giám chưởng quản: “Nếu bây giờ hối hận vẫn còn kịp”.

Người nam: “Tuyệt đối không hối hận!”.

Thái giám chưởng quản: “Vậy về sau ngươi không thể hoàn thành việc nối dõi tông đường, cũng đừng quay ngược oán trách”.

Người nam: “Sẽ không”.

Sau khi tịnh thân, thái giám phải ở trong căn phòng đặc biệt suốt 1 tháng, nếu không tính mạng khó bảo toàn - Ảnh 2.

Tiếp theo, thái giám chưởng quản đọc một lần các nguyên tắc khi trở thành thái giám. Đọc xong mới đến bước tịnh thân, tước đi sự tôn nghiêm của một người đàn ông.

Tịnh thân là quá trình cực kỳ đau đớn. Thông thường, thái giám phải nghỉ ngơi tầm 1 tháng, cơ thể mới hoàn toàn bình phục. Trong thời gian này, thái giám chưa thể vào cung, tạm thời phải ở trong căn phòng chuyên dành cho người sau khi tịnh thân.

Trong một con hẻm nhỏ ở Bắc Kinh, chuyên gia từng phát hiện có một nơi từng là chỗ ở của thái giám, gọi là “Cung giám phòng”. Nơi này khá rộng lớn, trong đó có một gian phòng đặc biệt có 3 ống khói lớn trên mái. Thái giám vừa tịnh thân phải ở trong phòng này tĩnh dưỡng trong 1 tháng.

Lý do là vì cơ thể thái giám thường rất yếu sau khi cắt bỏ bộ phận sinh dục. Lúc này, họ không chỉ cần an dưỡng nghỉ ngơi, mà nhiệt độ phòng ốc xung quanh cũng phải phù hợp. Vào mùa đông, cung đình có hệ thống sưởi ấm cầu kỳ, nguồn nhiên liệu đốt cháy lại phong phú, thế nhưng dân thường bên ngoài không được như vậy, đôi khi có củi để đốt lửa hơ tay cũng may mắn lắm rồi. Do đó, việc người nam không giữ được tính mạng sau khi tịnh thân là trường hợp luôn có.

Sau khi tịnh thân, thái giám phải ở trong căn phòng đặc biệt suốt 1 tháng, nếu không tính mạng khó bảo toàn - Ảnh 3.

Trong phòng có 3 ống khói, đặc biệt là mùa đông, lò lửa được đốt cháy thường xuyên để làm ấm, cân bằng nhiệt độ, giúp thái giám không bị quá nóng hoặc quá lạnh. 

Thật vậy! Người bình thường khi trái gió trở trời cũng dễ dàng ngã quỵ vì bệnh tật, chứ đừng nói thái giám đang yếu ớt trong người sau khi tịnh thân đau đớn.

Thái giám thời xưa rất đáng thương, họ xuất thân từ gia đình nghèo khó, bị cha mẹ đẩy vào trong cung điện thiếu vắng sự đồng cảm từ nhỏ. Khoảnh khắc trở thành thái giám thực sự, họ đã không thể sở hữu cuộc sống bình thường, không những không lấy vợ sinh con, mà còn phải chịu đựng sự mỉa mai châm biếm của người đời. Bởi thế họ mới luôn không ngừng cố gắng để tồn tại trong cung cấm lâu nhất có thể, học cách nói lời ngon ngọt làm hài lòng chủ tử, mạnh mẽ đấu tranh để nâng cao chức tước của mình như trở thành thái giám tổng quản hoặc làm việc trong Kính sự phòng.

Nguồn: Sohu