"Tiệt trùng" chỉ là biện pháp công nghệ dùng cho cả sữa tươi lẫn sữa bột pha lại

Nhầm lẫn này xuất phát từ cách đặt tên của nhà sản xuất, bởi thực chất khái niệm "tiệt trùng" chỉ là biện pháp công nghệ dùng cho cả sữa tươi lẫn sữa bột pha lại. Cách đặt tên này khiến người tiêu dùng nhầm lẫn giữa các loại sữa, bởi không phải ai cũng biết được thành phần nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất sữa.

Từ 2018, sữa Việt sẽ không nhập nhằng “sữa tiệt trùng” mà phải đặt rõ tên theo đúng quy chuẩn - Ảnh 1.

Một số loại sữa trên thị trường hiện nay.

Trên thị trường Việt Nam hiện có 3 loại sữa nước đang được nhiều người tiêu dùng hiểu là "sữa tươi" nhưng được chế biến theo 3 cách, với nguyên liệu rất khác nhau. Đó là: Sữa tươi 100%, sữa tươi pha với sữa bột và sữa bột pha hoàn toàn. Với loại thứ hai và thứ ba, các nước trên thế giới vẫn gọi là sữa bột hoàn nguyên nhưng ở Việt Nam các doanh nghiệp sữa lại nhập nhằng ghi là sữa tiệt trùng làm nhiều người tiêu dùng không phân biệt được sữa thanh trùng và tiệt trùng.

Từ 2018, sữa Việt sẽ không nhập nhằng “sữa tiệt trùng” mà phải đặt rõ tên theo đúng quy chuẩn - Ảnh 2.

Sữa thanh trùng là sữa tươi 100% được thanh trùng và hạn sử dụng ngắn từ 3-4 ngày. Còn sữa tiệt trùng, thành phần bao gồm sữa tươi và có cả sữa bột pha lại.

Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng QCVN 5:1-2017/BYT: rạch ròi trong cách đặt tên

Tuy nhiên, sắp tới đây, các doanh nghiệp sẽ phải rạch ròi cách đặt tên sữa, khi Bộ Y tế đã ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng QCVN 5:1-2017/BYT với đầy đủ tên gọi của từng loại sản phẩm sữa đi kèm với cách chế biến cụ thể. Điểm nhấn của thông tư chính là việc rạch ròi trong cách đặt tên để người tiêu dùng biết được đâu là sản phẩm sữa sản xuất từ sữa tươi hay sữa bột.

Theo đó, Thông tư quy định rõ sữa bột là dạng bột thu được bằng cách loại nước sữa tươi nguyên liệu. Hàm lượng chất béo, protein trong sữa có thể được điều chỉnh bằng cách thêm bớt các thành phần sữa mà không thay đổi tỉ lệ giữa whey protein và casein của sữa.

Từ 2018, sữa Việt sẽ không nhập nhằng “sữa tiệt trùng” mà phải đặt rõ tên theo đúng quy chuẩn - Ảnh 3.

Khái niệm "sữa tiệt trùng" trong QCVN 5-1:2010/BYT sẽ được chia rõ thành 3 tên gọi sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp.

* Trong khi đó, nhóm sữa tươi được phân thành 4 dạng, gồm: 

+ Sữa tươi nguyên chất thanh trùng/tiệt trùng (sữa tươi không bổ sung bất cứ thành phần nào khác).

+ Sữa tươi nguyên chất tách béo thanh trùng/tiệt trùng (được tách chất béo sữa).

+ Sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng (90% là sữa tươi nguyên liệu).

+ Sữa tươi tách béo thanh trùng/tiệt trùng (tách béo từ 90% sữa tươi nguyên liệu).

Từ 2018, sữa Việt sẽ không nhập nhằng “sữa tiệt trùng” mà phải đặt rõ tên theo đúng quy chuẩn - Ảnh 4.

Tên gọi của các loại sữa in trên vỏ hộp sẽ được quy chuẩn lại đúng và minh bạch hơn.

Ngoài 2 nhóm này, Thông tư còn quy định thêm:

+ Nhóm sữa cô đặc và cô đặc có đường (gồm: sữa cô đặc, sữa cô đặc có đường, sữa tách béo cô đặc bổ sung chất béo thực vật, sữa tách béo đặc có đường bổ sung chất béo thực vật)

+ Nhóm sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp, bao gồm: sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng và sữa hỗn hợp thanh trùng/tiệt trùng.

Như vậy, theo như Thông tư mà Bộ Y tế ban hành, khái niệm "sữa tiệt trùng" sẽ không còn được sử dụng chung chung mà đươc phân chia rạch ròi thành 3 nhóm là:

+ Sữa tươi.

+ Sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp.

+ Sữa cô đặc và cô đặc có đường.

Từ 2018, sữa Việt sẽ không nhập nhằng “sữa tiệt trùng” mà phải đặt rõ tên theo đúng quy chuẩn - Ảnh 5.

Người tiêu dùng băn khoăn khi lựa chọn các sản phẩm sữa.

Điều này có lợi không nhỏ đến người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng cần biết rằng, không phải mọi sản phẩm sữa dạng lỏng đều là sữa tươi và có giá trị dinh dưỡng như nhau. Từ đó, người tiêu dùng, đặc biệt là các phụ huynh sẽ có cân nhắc phù hợp khi lựa chọn sữa cho con em mình, nhằm giải quyết ổn thoả vấn đề về giá cả và chất lượng.

Được biết, Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng mới sẽ có hiệu lực từ 1/3/2018.