Đằng sau tấm rèm tối màu của mỗi show diễn sẽ là những cảnh người mẫu ngồi ung dung bấm điện thoại, vây quanh bởi các stylist, thợ trang điểm, làm móng chưng diện cho họ từ A - Z như thế này sao? Không đâu, không hề. Khung cảnh hậu trường của bất kỳ show diễn thời trang nào cũng đều bát nháo, tán loạn và chật chội như nhau cả thôi. Những tấm hình bạn thấy phần nhiều đã được chọn lọc, đôi khi là set up, chỉnh màu kỹ càng rồi đó.

Sau sàn diễn hào nhoáng là cảnh người mẫu "trần như nhộng", phải chen chúc thay đồ trước mặt người khác - Ảnh 1.
Sau sàn diễn hào nhoáng là cảnh người mẫu "trần như nhộng", phải chen chúc thay đồ trước mặt người khác - Ảnh 1.
Sau sàn diễn hào nhoáng là cảnh người mẫu "trần như nhộng", phải chen chúc thay đồ trước mặt người khác - Ảnh 1.
Sau sàn diễn hào nhoáng là cảnh người mẫu "trần như nhộng", phải chen chúc thay đồ trước mặt người khác - Ảnh 1.

Trong một show diễn có tới hàng chục người mẫu, số lượng nhân viên hỗ trợ thì luôn luôn ít hơn. Ví dụ một thợ trang điểm phải đảm nhiệm họa mặt cho 5 người là chuyện bình thường. Hơn thế nữa, một người mẫu đôi khi diện 2 hoặc nhiều hơn 2 mẫu thiết kế trong cùng BST, vì vậy nên vừa bước ra khỏi tấm rèm che là họ cuống cuồng chạy thay đồ ngay. 

Vì thời lượng show diễn có hạn, diện tích hậu trường cũng có hạn nốt, nên người mẫu chẳng kịp chạy tìm chỗ kín đáo để thay đồ (mà thực ra ngày trước đa số hậu trường đều không có khu thay đồ biệt lập cho người mẫu) nên đành nhắm mắt tuột đồ, thân "trần như nhộng" trước bao nhiêu người để khoác lên bộ đồ khác rồi nhanh chóng ra diễn cho kịp tiến độ. 

Đáng nói, trong hậu trường không chỉ có các nhân viên thân cận mà còn có rất nhiều người khác như phóng viên hay nhiếp ảnh gia đến để phỏng vấn, chụp ảnh tư liệu. Cũng từ đây mà nảy sinh nhiều vấn đề khác, mà nghiêm trọng nhất là đe dọa đến quyền riêng tư của người mẫu. Bởi có nhiều nhiếp ảnh gia thiếu đứng đắn, lợi dụng các người mẫu, bất kể là nam hay nữ, lúc thay đồ sẽ nhân cơ hội chụp lại khoảnh khắc đó. Dĩ nhiên, một khi những kiểu ảnh như vậy bị tuồn ra ngoài thì cuộc sống của nạn nhân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Năm 2017, khi phong trào #MeToo diễn ra mạnh mẽ, các người mẫu cũng đứng dậy đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Điển hình là người mẫu Cameron Russell. Cô đã tạo ra hashtag #myjobshouldnotincludeabuse (tạm dịch: công việc của tôi không bao gồm việc bị quấy rối) và chia sẻ các câu chuyện liên quan đến vấn đề này từ các người mẫu khác trên tài khoản Instagram cá nhân. Sự việc càng căng thẳng khi nhiều người mẫu nam cáo buộc hai nhiếp ảnh gia là Mario Testino và Bruce Weber có những hành động thiếu chuẩn mực với họ trong buổi chụp hình.

Nhận thức được tình hình và những ảnh hưởng nghiêm trọng mà các người mẫu phải hứng chịu, năm 2018, Hội đồng các Nhà thiết kế Mỹ (CFDA) tuyên bố hợp tác với tổ chức phi lợi nhuận Model Alliance tạo ra không gian thay đồ riêng tư ở hậu trường sau các show diễn tại Tuần lễ thời trang New York. Hành động này hy vọng sẽ thúc đẩy môi trường làm việc an toàn và tôn trọng các người mẫu. Trước đó, các show diễn dưới trướng của ông lớn LVMH và Kering cũng thực hiện điều tương tự.

Sara Ziff, người sáng lập Model Alliance cho biết: "Các người mẫu từ lâu đã lo lắng về vấn đề xâm phạm hình ảnh và sự thiếu riêng tư mỗi khi thay đồ ở hậu trường các show diễn tại Tuần lễ thời trang New York. Model Alliance đã xem xét vấn đề một cách nghiêm túc và quyết định sẽ hành động kể từ mùa này để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, tôn trọng người mẫu bằng cách cung cấp khu vực thay đồ riêng tư".

Ngay sau đó, Hội đồng các Nhà thiết kế Mỹ và Model Alliance đã làm việc với công ty quản lý người mẫu nổi tiếng IMG và Pier 59 Studios (địa điểm tổ chức show diễn nổi tiếng ở New York) để tạo nên những khu vực thay đồ kín đáo hơn. Ẩn chứa sau vẻ ngoài hào nhoáng của thời trang chính là những mặt tối không ai muốn trải nghiệm như vậy đó.

Ảnh: Internet