Mang thai và sinh con không chỉ là niềm vui của người mẹ mà còn là niềm vui của mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, sinh con chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, khi chào đón một sinh linh ra đời, sản phụ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khôn lường.  

Sau sinh sản phụ đòi đi vệ sinh bác sĩ hoảng loạn bắt ký giấy phẫu thuật lần 2 - Ảnh 1.

Cô cho rằng sinh đẻ không phải là chuyện khó.

Tiểu Đan mới kết hôn hơn 1 năm. Kể từ ngày mang thai, bà mẹ trẻ thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan đến chuyện sinh đẻ nhưng vẫn không tránh khỏi tâm lý bất an. Thấy người khác sinh con suôn sẻ, cộng thêm niền tin vào tiến bộ y học nên cô cho rằng sinh đẻ không phải là chuyện khó.

Đến ngày dự sinh, quá trình sinh con đau đớn nhưng thật may đứa trẻ khỏe mạnh chào đời. Nhưng sau đó, Tiểu Đan nói với bác sĩ rằng, cô cảm thấy đau bụng và muốn đi vệ sinh. Thấy thế, các bác sĩ vô cùng hoảng loạn và thông báo cho người nhà ký giấy phẫu thuật. Hóa ra, Tiểu Đan có hiện tượng băng huyết sau sinh.

Sau sinh sản phụ đòi đi vệ sinh bác sĩ hoảng loạn bắt ký giấy phẫu thuật lần 2 - Ảnh 2.

Quá trình sinh con đau đớn nhưng thật may đứa trẻ khỏe mạnh chào đời.

Trước đây, nhiều người cho rằng, sản phụ bị băng huyết sau sinh sẽ khó sống sót. Nhưng ngày nay, trình độ y học tiến bộ nên tỉ lệ sản phụ sống sót sau khi băng huyết là rất cao. Cho dù là sinh mổ hay sinh thường, sản phụ bị băng huyết sau sinh vẫn có khả năng hồi phục tốt.

Tình trạng băng huyết xảy ra trong nhiều trường hợp, chẳng hạn sản phụ cao tuổi, sản phụ thiếu máu, sản phụ gặp biến chứng thai kỳ hoặc thai nhi quá lớn đều là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh.

Sau sinh sản phụ đòi đi vệ sinh bác sĩ hoảng loạn bắt ký giấy phẫu thuật lần 2 - Ảnh 3.

Tiểu Đan nói với bác sĩ rằng, cô cảm thấy đau bụng và muốn đi vệ sinh.

4 trường hợp sản phụ cần đề phòng băng huyết sau sinh:

1. Nếu mẹ đã bị xuất huyết sau sinh thì phải phòng ngừa trước.

2. Bà mẹ cao tuổi do thể lực không tốt, khả năng xuất huyết sau sinh cũng rất cao.

3. Có nhiều bà bầu không thích hợp sinh con, phải chấm dứt thai kỳ sớm.

4. Phụ nữ mang thai nếu có nhóm máu đặc biệt phải kiểm tra, dự phòng trước phòng trường hợp xấu xảy ra.

Sau sinh sản phụ đòi đi vệ sinh bác sĩ hoảng loạn bắt ký giấy phẫu thuật lần 2 - Ảnh 4.

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, sản phụ nên làm gì?

1. Ăn thực phẩm chứa nguyên tố sắt

Gan động vật và trứng đều chứa hàm lượng nguyên tố sắt dồi dào, sản phụ thiếu máu có thể bổ sung những thực phẩm này vào bữa ăn. Thông qua bữa ăn bổ sung nguyên tố sắt là cách bổ sung máu rất hiệu quả.

Ngoài ra, sản phụ cần đảm bảo dạ dày hấp thu tốt nguyên tố sắt. Nếu sản phụ ăn nhiều thực phẩm chứa nguyên tố sắt nhưng cơ thể không hấp thu thì ăn nhiều cũng vô ích. Sản phụ có thể lựa chọn ăn thêm rau củ và trái cây để quá trình hấp thu nguyên tố sắt diễn ra tốt hơn.

2. Sản phụ suy nhược cơ thể nên ăn thực phẩm có dinh dưỡng cao

Nếu cơ thể suy nhược, sản phụ cần chăm sóc cơ thể thật tốt thì đứa trẻ sinh ra mới khỏe mạnh. Tốt nhất là trước khi mang thai, phụ nữ cần bồi bổ giúp cơ thể ở trạng thái tốt nhất cho việc mang thai và sinh con.

Sản phụ cần quan tâm đến tình trạng cơ thể, đặc biệt là những người thiếu máu. Không nên đợi xảy ra tình trạng cơ thể thiếu máu nghiêm trọng mới cuống cuồng bồi bổ, bởi điều này không tốt đối với cơ thể người mẹ và sức khỏe của bé.