“Con ông cháu cha” là thành phần mà khi nhắc đến, dân công sở ít nhiều đều cảm thấy ngán ngẩm. Những cá nhân có năng lực và khả năng làm việc thì tất nhiên không cần nói đến; tiếc thay, đa phần những thành phần được gửi gắm thường chây lười, làm như chơi, hống hách vì vốn chẳng mặn mà gì cống hiến cũng như thể hiện ở công ty.

Sếp làm ngơ để đồng nghiệp “con ông cháu cha” tác oai tác quái, nàng công sở ức chế đăng đàn hỏi ý dân mạng - Ảnh 1.

Dù bản thân mình là quản lý hay đồng nghiệp, chị em công sở thường khá khó khăn trong cung cách làm việc với những thành phần “con ông cháu cha”, bởi dù góp ý hay phê bình đều ít nhiều trở thành cái gai trong mắt nhiều người. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm trên mạng xã hội quy tụ đông đảo thành viên làm việc nơi công sở, một thành viên nữ đã có dịp chia sẻ câu chuyện khó xử của bản thân khi phải làm việc với một “con ông cháu cha”. Cụ thể, cô kể:

Tớ phàn nàn với sếp (Giám đốc) về việc đồng nghiệp (Quản lý) bê bối, nó thuộc loại con của đối tác gửi gắm vào làm ở công ty nên cậy thế được chống lưng, không ai dám làm gì nó. Bản thân nó lầy rồi nó còn dung túng cho nhân viên trong công ty xem thường quy định chung. Mình cũng làm Quản lý nhưng hiện tại nhắc nhở nhân viên chẳng còn nghe lời, lầy lội nguyên đám. Sếp nói rằng: "Ai làm gì không tốt thì sẽ tự chịu hậu quả, sẽ sớm thôi, không ai quản được". Trả lời sếp sao cho ngầu hỡi các đồng than ơi?”

Sếp làm ngơ để đồng nghiệp “con ông cháu cha” tác oai tác quái, nàng công sở ức chế đăng đàn hỏi ý dân mạng - Ảnh 2.

Ngay sau khi được đăng tải không lâu, những dòng chia sẻ của cô gái đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo người dùng mạng. Có vẻ không ít cá nhân làm việc trong môi trường công sở đã từng ít nhiều gặp phải tình huống này. Vì lẽ đó, có không ít bình luận bày tỏ sự đồng cảm đã được để lại:

“Mấy kiểu COCC như này rất mệt mỏi, cũng nhân viên như nhau mà oai oách như sếp ấy, làm thì chả được bao nhiêu, chuyên môn nghiệp vụ thì kém, toàn làm gánh nặng cho người khác, đi làm thì vô tổ chức. Bạn làm doanh nghiệp tư nhân còn đỡ, như mình không biết đến đời nào mới thoát được các 'cậu ông trời' ấy”.

“Nếu sếp đã nói như vậy thì chắc ông ấy sắp đuổi các nhân viên đó rồi, hoặc ổng toan tính chuyện gì đó. Vì có thể sếp biết thừa không dẹp thì công ty sập”.

Sếp làm ngơ để đồng nghiệp “con ông cháu cha” tác oai tác quái, nàng công sở ức chế đăng đàn hỏi ý dân mạng - Ảnh 3.

Cùng cấp quản lý thì đụng nhau cũng mất lòng. Mình sẽ xử lý theo hướng mặc kệ, nhưng công việc thì phải xong. Giao việc thì giao cứ cc sếp vào cùng deadline. Cứ làm tròn phần việc của mình và giao việc cho nhân viên. Còn nếu thấy không hợp thì tìm 1 nơi tốt hơn và chuyên nghiệp hơn thôi”.

“Bình tĩnh và thu thập bằng chứng thật đầy đủ. Giao việc xong thì kiểm tra thật kỹ deadline, càng nhiều bằng chứng sai phạm càng tốt. Sau đó, đợi tất cả đầy đủ, tổng tấn công 1 lần là out luôn”.

Những thành phần “con ông cháu cha” thường tự tung tự tác và vô kỷ luật vì họ hiểu đằng sau mình có một bệ chống lưng rất vững chắc. Cho nên, nếu cảm thấy quá mệt mỏi cũng như “công lực” của bản thân chưa đủ để có thể va chạm, chị em có thể ngoảnh mặt cho qua mọi chuyện và tập trung làm tốt công việc của bản thân mình nếu không bị tác động quá nhiều.

Sếp làm ngơ để đồng nghiệp “con ông cháu cha” tác oai tác quái, nàng công sở ức chế đăng đàn hỏi ý dân mạng - Ảnh 4.

Đặt trường hợp, chúng ta buộc phải đối đầu trực tiếp để một thắng một thua hoặc một người ở và một người phải đi thì chị em có 2 lựa chọn. Nếu đã quá chán và mệt mỏi với công việc, đừng ngần ngại nói lời chia tay để tìm bến đỗ mới. Còn nếu cảm thấy có thể đấu tranh được cho công việc mình khao khát, hãy chuẩn bị thật đầy đủ bằng chứng “lầy lội” cũng như chống phá của đối phương để tổng tấn công một lần. Dù là “con ông cháu cha” nhưng nếu quá “độc hại”, các sếp vẫn sẽ mạnh tay nếu thanh trừng nếu có lý do thỏa đáng.