Mỗi người mẹ trong suốt thời gian mang thai, ai cũng mong muốn một điều duy nhất, đó là thai nhi được khỏe mạnh, đủ tháng đủ ngày ra đời bình an. Bà mẹ Nguyệt Linh (đã thay đổi tên) ở Trung Quốc, năm nay 25 tuổi, cũng là một người mẹ bình thường như thế.
Khi cô mang bầu được 7 tháng đi siêu âm, bác sĩ nói sức khỏe thai kỳ hoàn toàn bình thường. Chồng cô đứng bên cạnh nhìn vào màn hình của máy siêu âm, thấy phần dưới của thai nhi có điểm nhô lên liền hỏi bác sĩ con của họ có phải con trai không.
Bác sĩ không được phép trả lời vấn đề giới tính thai nhi cho người nhà thai phụ nên im lặng. Nhưng chồng cô lại cho rằng bác sĩ ngầm đồng ý, anh lập tức về nhà báo tin mừng với mọi người. Thì ra nhà chồng Nguyệt Linh vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, họ rất mong muốn đứa con đầu là con trai.
Đủ tháng ngủ ngày Nguyệt Linh cuối cùng cũng tới ngày dự sinh. Cô thật sự sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Nhưng lúc bà nội của bé bế cháu thấy bộ phận sinh dục của bé có chút bất thường, cụ thể là phần bìu lớn hơn bình thường không ít. Cả nhà liền cuống cuồng nhờ bác sĩ kiểm tra.
Kết quả bé bị mắc chứng đa tinh toàn với 3 tinh hoàn. Bé chỉ thừa ra 1 tinh hoàn còn lại sức khỏe và vấn đề sinh lý của bé sau này vẫn hoàn toàn bình thường. Trường hợp của bé cũng không cần làm phẫu thuật. Lúc này cả nhà Nguyệt Linh mới yên tâm nhưng trong lòng vẫn cảm thấy có chút lo lắng vì bé không bình thường như những đứa trẻ khác.
Chứng đa tinh hoàn là gì?
Thuật ngữ khoa học gọi đây là chứng Polyorchidism, trong đó người bệnh có hơn 2 tinh hoàn mà phổ biến nhất là 3, do một bất thường nào đó xảy ra trong giai đoạn bào thai. Số ca bệnh ghi nhận được vô cùng ít trên thế giới.
Hầu hết các ca đa tinh hoàn không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ trong quá trình điều trị bệnh khác. Phần lớn trường hợp, tinh hoàn phụ được tìm thấy trong bìu, không gây bất kỳ biểu hiện hay ảnh hưởng gì.
Đa tinh hoàn thường đi kèm với các bất thường khác như tinh hoàn lạc chỗ, xoắn tinh, vô tinh, tuy nhiên đến nay chưa có số liệu thống kê một cách khoa học chứng minh cho mối liên hệ này.
Nếu người mang đa tinh hoàn không có bất thường nào cũng như không có khối u quan sát thấy trên siêu âm bìu hay MRI thì không cần can thiệp y khoa.