'Siêu thực phẩm’ rau chân vịt rất bổ dưỡng nhưng cũng có thể gây nên sỏi thận, giảm hấp thụ canxi - Ảnh 1.

Công dụng tuyệt vời của rau chân vịt đối với sức khỏe

Rau chân vịt (cải bó xôi) là loại rau quen thuộc trong ẩm thực hằng ngày, loại rau này được trồng nhiều nơi trên thế giới và chế biến thành nhiều món ăn có lợi cho người dùng.

Hạn chế bệnh đái tháo đường

Trong rau chân vịt có chứa chất chống oxy hóa tên là axit alpha-lipoic giúp giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa quá trình oxy hóa trong cơ thể. Quá trình này giúp quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Bệnh suy giảm thần kinh tự trị và suy giảm thần kinh ngoại vi do biến chứng của bệnh đái tháo đường gây ra, sẽ được ức chế và suy giảm nếu như người bệnh thường xuyên sử dụng rau chân vịt.

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Các dạng ung thư như: bàng quang, tuyến tiền liệt, gan, phổi sẽ được ngăn chặn bởi các chất có trong rau chân vịt như: folate, chlorophyllin và tocopherol.

Ngoài ra, trong rau chân vịt còn có chứa những chất giảm hoạt động của khối u và sự phát triển của tế bào ung thư trên cơ thể.

Làm đẹp và giúp da khỏe mạnh

Rau chân vịt chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C rất lớn, giúp dưỡng ẩm tự nhiên cho da và tóc. Duy trì độ căng bóng, sáng đẹp cho da.

Nếu ai đang trong tình trạng thiếu sắt nên bổ sung rau chân vịt vào thực đơn hằng ngày. Các chất diệp lục, dinh dưỡng từ thực vật tự nhiên có trong rau chân vịt giúp bạn chống lại tia UV và ngăn ngừa ung thư da.

Cải thiện thị lực

Chất benta-carotene có trong rau chân vịt giúp cải thiện tình trạng khô mắt, loét giác mạc, ngứa mắt và bổ sung vitamin A tốt cho thị lực.

Đối với những người lớn tuổi nên bổ sung rau chân vịt vào bữa ăn hằng ngày để giảm bệnh thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp. Ngoài ra, rau chân vịt giúp giảm đục thủy tinh thể ở mắt và các bệnh lý liên quan đến nhãn áp khác.

Có lợi cho thai nhi

Rau chân vịt giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển toàn diện và ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh như: nứt đốt sống, hở hàm ếch. Vì rau chân vịt có chứa nhiều vitamin A.

Rau chân vịt cũng rất có lợi cho sữa mẹ, nếu đang cho con bú thì bạn nên ăn nhiều rau chân vịt để lợi sữa và cung cấp dưỡng chất cho bé trong 6 tháng đầu.

Chống loét và tăng cường trao đổi chất

Bệnh viêm loét dạ dày sẽ được cải thiện hoặc ngăn ngừa bằng cách sử dụng rau chân vịt hằng ngày. Vì loại rau này có khả năng bảo vệ lớp màng nhầy của dạ dày, tăng khả năng hoạt động của niêm mạc đường tiêu hóa. Từ đó giúp giảm viêm nhiễm và loét dạ dày.

Hàm lượng protein có trong rau chân vịt rất dễ tiêu thụ và chuyển hóa thành các axit amin giúp tăng cường trao đổi chất, làm lành vết thương và giảm cân hiệu quả.

'Siêu thực phẩm’ rau chân vịt rất bổ dưỡng nhưng cũng có thể gây nên sỏi thận, giảm hấp thụ canxi - Ảnh 2.

Tác hại khi ăn quá nhiều rau chân vịt

Khi ăn rau chân vịt quá nhiều cũng không phải là tốt. Trường hợp ăn quá nhiều bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, thiếu chất, cơ thể khó hấp thu canxi, sỏi thận. Đây là những tác dụng phụ khi bạn ăn quá nhiều loại rau này.

Gây khó tiêu đầy hơi

Rau chân vịt chứa hàm lượng chất xơ khá cao, 100g rau chân vịt cung cấp 6% nhu cầu chất xơ cho cơ thể trong một ngày. Lượng chất xơ này rất tốt giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Chất xơ còn giúp lọc bớt một phần cholesterol trong thức ăn động vật giúp cơ thể giảm hấp thu cholesterol. 

Ngược lại, nếu các bạn ăn quá nhiều rau chân vịt nói riêng và ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ nói chung thì sẽ khiến lượng chất xơ vượt mức cần thiết vô tình tạo thành một lớp màng ngăn cản dạ dày tiêu hóa thức ăn. Chính điều này khiến các bạn sẽ có cảm giác khó tiêu, đầy hơi.

Khiến cơ thể thiếu chất

Rau chân vịt có rất nhiều vitamin và khoáng chất với hàm lượng cao. Nhiều người nghĩ rằng cứ ăn nhiều rau chân vịt thì cơ thể sẽ có nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Thực tế thì ngược lại, rau chân vịt có nhiều dinh dưỡng nhưng không phải tất cả đặc biệt là các vi chất. Do đó, nếu ăn rau chân vịt quá nhiều thì sẽ khiến cơ thể bị thiếu các vi chất mà rau chân vịt không có làm cơ thể bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng gây ra một số bệnh mãn tính sau này.

Khiến cơ thể giảm hấp thu canxi

Rau chân vịt cũng như một số loại rau khác có chứa hàm lượng oxalat nhất định. Khi chúng ta ăn rau chân vịt cùng với các thực phẩm có chứa nhiều canxi thì oxalat này sẽ kết hợp với canxi tạo thành một muối kết tủa rất khó tiêu hóa. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt thì lượng canxi mà bạn không tiêu hóa được tích tụ dần sẽ khiến cơ thể bị thiếu canxi gây ra một số bệnh như giòn xương, loãng xương. 

Những triệu chứng này dễ cảm nhận hơn ở những người có tuổi, những người trẻ tuổi sẽ khó cảm nhận được nhưng sẽ ảnh hưởng về lâu về dài nếu bạn không điều chỉnh chế độ ăn uống kịp thời.

Có thể gây sỏi thận

Hàm lượng oxalat trong rau chân vịt không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể mà nó còn ảnh hưởng đến thận, cụ thể là gây sỏi thận. Việc hình thành sỏi thận đã được chứng minh là có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới việc cơ thể thường xuyên tiêu thụ một lượng oxalat trong thời gian dài. Do đó, bạn không nên ăn rau chân vịt quá nhiều và thường xuyên để tránh bị sỏi thận.

'Siêu thực phẩm’ rau chân vịt rất bổ dưỡng nhưng cũng có thể gây nên sỏi thận, giảm hấp thụ canxi - Ảnh 3.

Những lưu ý khi dùng rau chân vịt

Rau chân vịt có nhiều ưu điểm cũng như công dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi dùng bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Trẻ em dưới bốn tháng tuổi không nên sử dụng rau chân vịt, vì sẽ có nguy cơ gây rối loạn máu. Những người thường có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với một số thành phần của rau chân vịt thì không nên dùng. Nên sử dụng rau chân vịt phù hợp, tránh trường hợp lạm dụng sẽ gây ra các vấn đề về thận do tích tụ quá nhiều kali. Đối với những người mới phẫu thuật nên kiêng sử dụng rau chân vịt từ 2 – 3 tuần để lượng đường huyết ổn định hơn.