Ngồi canh 3 đứa con mới sinh, anh Phạm Văn Tảo (sinh năm 1984, quê ở Hải Dương) không giấu được niềm hạnh phúc. Anh cho biết phải tới tận khoảnh khắc này anh mới thực sự được thở phào nhẹ nhõm. Lúc này, anh mới dám tin vào việc hai vợ chồng đã có con thực sự.
Qua bao đắng cay, từ khó có con đến 2 lần mang bầu là hai lần bị lưu...
Năm 2011, anh Tảo kết hôn cùng chị Nguyễn Thị Hường (sinh năm 1989, quê ở Hải Phòng) sau 2 năm yêu thương. Sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ háo hức chờ đón đứa con đầu lòng, nhưng càng trông mong, anh chị lại càng hụt hẫng vì thời gian trôi qua, chị Hường vẫn không mang thai.
Ngồi canh 3 đứa con mới sinh, anh Phạm Văn Tảo (sinh năm 1984, quê ở Hải Dương) không giấu được niềm hạnh phúc.
Hai năm qua đi, anh chị quyết định đi khám. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bác sĩ cho biết anh Tảo có tinh trùng yếu. Sau đó, anh chị về nhà cố gắng cải thiện bằng chế độ ăn uống để chờ đón tin vui nhưng vẫn không thành công.
Năm 2016, hai vợ chồng vượt hàng nghìn cây số vào TP.HCM để làm thụ tinh ống nghiệm sau quãng thời gian được anh miêu tả là "có bệnh vái tứ phương", ai mách ăn gì, uống gì, vợ chồng anh cũng đều làm theo.
Tại Bệnh viện Từ Dũ, vợ anh đã có thai ngay lần chuyển phôi đầu tiên. "Bác sĩ thông báo thai đôi, cả hai vợ chồng đã hét lên trong hạnh phúc. Sau bao nhiêu năm mong ngóng, cuối cùng vợ tôi đã mang thai. Niềm vui đó không thể nào sánh bằng", anh Tảo nhớ lại giây phút hạnh phúc.
Sau 8 năm chờ đợi chưa bao giờ bỏ cuộc, vợ chồng anh Tảo đã gặt được trái ngọt ai cũng xúc động.
Thế nhưng, chỉ 8 tuần sau, một lần đi siêu âm, bác sĩ thông báo thai nhi ngừng hoạt động. Anh Tảo cho biết đó là cú sốc lớn nhất của hai vợ chồng cho tới hiện tại.
3 tháng sau, vợ chồng anh Tảo tiếp tục quay lại chuyển phôi lần hai nhưng không thành công. Vẫn chưa thôi hy vọng, hai vợ chồng lại tiếp tục khăn gói xuống Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để thụ tinh ống nghiệm. Lần này, chị Hương đậu thai. Nhưng giống lần trước, đến 8 tuần, thai bị lưu.
Anh Tảo cho biết cho biết trải qua 8 năm không có con, vợ chồng anh chịu nhiều áp lực bởi những lời hỏi thăm, lo lắng từ gia đình.
"Hai lần mang bầu là hai lần bị lưu, thực sự vợ chồng tôi đã rất buồn. Vợ chồng ôm nhau khóc rồi lại cùng nhau gạt đi để tiếp tục cố gắng. Rồi lại cùng động viên nhau với hy vọng lần sau thành công", anh Tảo kể lại.
... rồi cũng đến lúc nhận trái ngọt
Anh cho biết trải qua 8 năm không có con, vợ chồng anh chịu nhiều áp lực bởi những lời hỏi thăm, lo lắng từ gia đình. Thậm chí, anh chị không dám về quê. Những ngày lễ Tết, nhìn cảnh vợ chồng người khác có con cái đề huề, anh chị lại càng khao khát mãnh liệt. Đó cũng chính là động lực để hai anh chị cố gắng.
Nói về khoảnh khắc hay tin vợ có bầu, anh Tảo kể: "Có lẽ lần vui nhất chỉ là lần có thai đầu tiên. Hai lần sau, chúng tôi thậm chí không dám vui".
Chính vì thế, năm 2018, lần thứ 4 chuyển phôi, chị Hường đã mang thai, lần này khá đặc biệt khi chị mang tới thai 3.
Nói về khoảnh khắc hay tin vợ có bầu, anh Tảo kể: "Có lẽ lần vui nhất chỉ là lần có thai đầu tiên. Hai lần sau, chúng tôi thậm chí không dám vui. Vì biết được hành trình gian nan như thế nào. Có thai rồi nhưng lại lo lắng làm sao để giữ được con. Cứ như thế thấp thỏm không yên. Ngay cả khi lần này, 3 con vẫn mạnh khỏe sau cột mốc 8 tuần, nhưng chúng tôi vẫn lo lắng từng ngày".
Có thai rồi nhưng lại lo lắng làm sao để giữ được con?
Người bố này cho biết đều đặn mỗi tuần vào chủ nhật, hai anh chị lại xuống Hà Nội để khám thai. Dù vất vả, nhưng đây là cách duy nhất hai người có thể làm để bảo vệ những đứa con trong bụng của mình.
Ngày 16/4, theo lịch khám định kỳ, bác sĩ phát hiện chị Hường có biểu hiện của tiền sản giật nên đã chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả 4 mẹ con.
21h cùng ngày, 3 đứa trẻ chào đời với cân nặng lần lượt là 2.1 kg, 2.4kg và 2.9 kg trong tình trạng ổn định và niềm vui vô bờ bến của vợ chồng anh Tảo.
Là người theo sát giai đoạn mang bầu của chị Hường, bác sĩ Mạch Văn Trường – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay đây là một trường hợp sản phụ khá đặc biệt.
"Tôi chưa bao giờ hết lo lắng cho tới khi mẹ tròn con vuông. Với thai đơn đã là vất vả, nhưng với thai 3, bác sĩ có khuyến cáo dễ sinh non, thậm chí dễ hỏng thai. Hành trình từ bắc vào nam, chúng tôi cũng chứng kiến nhiều trường hợp thất bại, và đau đớn nhất là hai lần bị lưu của mình. Chính vì vậy, để có trái ngọt ngày hôm nay, vợ tôi đã rất cố gắng. Tất cả từ chế độ ăn uống đến ngủ nghỉ, khám thai, chúng tôi đều làm cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ", anh Tảo chia sẻ.
Mặc dù trong thai kỳ sức khỏe của sản phụ bình thường, thai nhi phát triển ổn định nhưng đến tuần 37, người mẹ lại có dấu hiệu tiền sản giật.
Là người theo sát giai đoạn mang bầu của chị Hường, bác sĩ Mạch Văn Trường – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho hay đây là một trường hợp sản phụ khá đặc biệt.
Mặc dù trong thai kỳ sức khỏe của sản phụ bình thường, thai nhi phát triển ổn định nhưng đến tuần 37, người mẹ lại có dấu hiệu tiền sản giật. Đó cũng là một trong những triệu chứng chung của những sản phụ mang đa thai. Hơn nữa, mang đa thai nên cổ tử cung của sản phụ sẽ ngắn dần theo tuổi thai.
Niềm hạnh phúc của người bà khi được chăm sóc, ôm nựng cháu.
Bước vào tuần 31, chị Hường được tiêm trưởng thành phổi nhằm giảm các biến chứng suy hô hấp ở trẻ có nguy cơ sinh non. May mắn, ở tuần 37 mổ bắt thai, 3 bé đều đã ổn định, da hồng hào, khóc to, thở đều tự nhiên, phản xạ bú tốt không cần can thiệp biện pháp hỗ trợ.
Anh Tảo cho biết hiện tại cả 3 con đều đã về với mẹ. Chị Hường sức khỏe đã tiến triển theo chiều hướng tích cực. Dự kiến được xuất viện trong đầu tuần này.
Hơn ai hết, họ là những người lo lắng và mong mỏi có con hơn bất cứ ai. Do đó, gia đình và những người xung quanh hay thấu hiểu và đừng tạo áp lực cho họ bằng những lời nói, cử chỉ khiến bản thân họ phải suy nghĩ.
Đặc biệt, bí quyết để vợ chồng anh có trái ngọt hôm nay chính là việc không bao giờ bỏ cuộc.
Anh Tảo chia sẻ thêm
Chị Hường sức khỏe đã tiến triển theo chiều hướng tích cực, dự kiến được xuất viện trong đầu tuần này.
8 năm hiếm muộn là quãng thời gian dài. Chỉ một lần duy nhất là lần đầu bị hỏng thai, vợ chồng tôi nản chí. Vì đó là lần buồn tủi nhất. Nhưng sau đó, chúng tôi đã không ngừng cố gắng. Nhìn người ta, có người hiếm muộn cả chục năm, đến năm 11 có con nên chúng tôi vẫn không ngừng hy vọng. Tôi mong những cặp vợ chồng khác cũng không ngừng hy vọng như chúng tôi, cuối cùng rồi con sẽ đến với các bạn.
Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization – IVF) là phương pháp y khoa mang lại hiệu quả cao nhất của công nghệ hỗ trợ sinh sản và được xem là biện pháp cứu cánh cuối cùng dành cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn sau khi các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác như dùng thuốc hay thụ tinh nhân tạo không thành công.
Ai có thể thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm?
Phương pháp này chỉ khả thi đối với các cặp vợ chồng có nguyên nhân gây vô sinh không làm mất đi hoàn toàn khả năng thụ tinh của trứng và tinh trùng.
Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện như thế nào?
Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có thể được thực hiện bằng cách sử dụng trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng, hoặc trứng hay tinh trùng, hoặc thậm chí là phôi thai của người hiến để tạo thành phôi thai và cấy vào tử cung của người vợ hoặc người mang thai hộ. Kể từ đó, quá trình mang thai sẽ diễn ra như bình thường.
Toàn bộ quy trình này cần được thực hiện dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.