Năm 2003, chị Amy Bright (41 tuổi) đã hạ sinh đứa con trai thứ sáu và cũng là con út của mình, bé Jacob bằng phương pháp mổ lấy thai tại bệnh viện Jacksonville, Florida (Mỹ).
2 tháng sau khi sinh, chị Amy bắt đầu thấy xuất hiện triệu chứng đau lưng, những cơn đau ngày càng dữ dội. Nhưng Amy lại chỉ nghĩ đơn giản rằng người mẹ nào sau khi sinh con cũng đều phải trải qua những cơn đau lưng ê ẩm như vậy.
Amy Bright sinh bé Jacob bằng phương pháp mổ lấy thai tại bệnh viện Jacksonville, Florida vào năm 2003.
14 năm trôi qua, bà mẹ này vẫn sống chung với "bệnh đau lưng" mà không đến gặp bác sĩ hoặc đi kiểm tra. Amy cũng đôi lần đến bệnh viện nhưng cũng chỉ được chuẩn đoán bệnh liên quan đến dây thần kinh. Đến năm 2017, vì những cơn đau đã quá dữ dội nên Amy mới quyết định đi khám. Sau khi chụp CT, bác sĩ phát hiện có một cây kim dài 3cm nằm giữa 2 đốt xương cột sống của cô.
Lúc này Amy mới giật mình nhận ra rằng trong lúc tiêm gây tê để mổ lấy con cho Amy, bác sĩ đã làm gãy kim tiêm nhưng lại bỏ mặc nó và không thông báo cho Amy biết. Nếu mũi kim được lấy ra từ lúc đó thì có lẽ Amy đã không phải chịu hậu quả nặng nề như hiện nay.
Amy cho biết: "Mỗi lần tôi di chuyển và đi bộ, uốn cong người và hoặc vặn mình, rồi cả lúc nằm ngủ, cây kim kim đó di chuyển bên trong cột sống của tôi. Trong 14 năm, nó đã tạo ra những vết sẹo trong cột sống".
Hơn chục năm qua, cô đã gặp một số bác sĩ và được kê đơn thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và các loại thuốc khác để làm giảm cơn đau. Họ chỉ nghĩ đơn giản rằng Amy bị chứng đau thần kinh tọa.
"Nó giống như lửa vậy, khiến tôi đau nhức ở xương, đôi khi nó còn khiến chân trái của tôi tê không cử động được. Tôi thực sự lo lắng và sợ hãi khi biết sự thật này", Amy chi sẻ với kênh WRAL.
Amy có thể phải đối mặt với nguy cơ bị liệt vì mũi kim đó.
Các bác sĩ cho biết nếu tiến hành phẫu thuật loại bỏ mũi kim khỏi cột sống của Amy ngay lập tức, cô có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tê liệt vĩnh viễn. Nhưng nếu cứ để cây kim trong cột sống thì hậu quả cũng tương tự. Amy sẽ phải dựa vào thuốc giảm đau và liệu pháp vật lý để đối phó trong suốt quãng đời còn lại.
"Tôi không biết tương lai của mình sẽ như thế nào. Tôi rất hoang mang và sợ hãi. Chân tôi bắt đầu yếu đi rồi. Có lẽ tôi sẽ phải ngồi xe lăn", cô nói.
Một bà mẹ rời khỏi bệnh viện Jacksonville bằng xe lăn.
Hiện Amy đang nhờ luật sư tư vấn để nộp đơn kiện bệnh viện Jacksonville vì sự tác trách của bác sĩ. Kể từ năm 2005, đã có ít nhất 14 trường hợp gửi đơn kiện bệnh viện này, trong đó năm 2005, bệnh viện Jacksonville đã phải bồi thường 40 triệu USD cho cha mẹ của một em bé hai tuổi bị tổn thương não vì bệnh viện trì hoãn làm phẫu thuật.
(Nguồn: Daily mail)