Góp phần vào sự chậm chạp của smartphone (điện thoại thông minh) Android là các ứng dụng như trò chơi, các mạng xã hội nặng về đồ họa, Google Maps và các ứng dụng khác phụ thuộc vào việc sử dụng các dữ liệu nền.

Mặc dù hữu ích nhưng những ứng dụng này có thể đẩy smartphone đến giới hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới pin và rút ngắn tuổi thọ của điện thoại. Dưới đây là các ứng dụng Android mà chiếc smartphone bình dân của bạn nên tránh bằng mọi giá.

"Honkai: Star Rail" và các trò chơi sử dụng nhiều tài nguyên 

Các trò chơi sử dụng nhiều đồ họa có thể gây áp lực đáng kể cho phần cứng smartphone, dẫn đến các vấn đề về hiệu suất và hao hụt pin. Ví dụ như "Honkai: Star Rail" của miHoYo, nhà phát hành các trò chơi nổi tiếng như "Genshin Impact" và "Honkai Impact 3rd".

Những trò chơi theo phong cách truyện tranh tuyệt đẹp này có đồ họa kinh ngạc và lối chơi thú vị, tuy nhiên có thể việc chỉ tải xuống các trò chơi kiểu này cũng là "chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài" với chiếc smartphone bình dân của bạn.

Sở hữu smartphone "bình dân", bạn nên tránh xa những ứng dụng Android này nếu không muốn hối hận - Ảnh 1.

Cụ thể "Honkai: Star Rail" cần tối thiểu 8 GB dung lượng lưu trữ trống - và đó chưa phải là tất cả - với những bản cập nhật, trò chơi có thể chiếm tới 10 GB dung lượng của chiếc smartphone.

Không chỉ các trò chơi với đồ họa bắt mắt mới ngốn dung lượng smartphone, nhiều trò chơi khác như trò đấu bài "Hearthstone" có dung lượng cài đặt ban đầu chỉ 175 MB, nhưng sau khi tải xuống và  cập nhật - tổng kích thước của nó trong bộ nhớ đã tăng lên con số 6,75 GB.

Nếu trong tay bạn là một chiếc điện thoại Android giá bình dân, việc tận dụng hợp lý tài nguyên là chìa khóa để kéo dài thời hạn sử dụng của nó. Các trò chơi có thể thú vị, nhưng hãy lưu ý tới gánh nặng mà nó có thể gây ra cho smartphone.

Widget và các ứng dụng thời tiết

Widget cung cấp các cách tiếp cận tắt tới ứng dụng trên smartphone, chúng cho phép bạn xem nhanh thời tiết, lịch và ảnh... Tuy nhiên, các widget cũng có thể bí mật ngồn tài nguyên trên chiếc điện thoại Android của bạn.

Lý do đầu tiên là vì các widget luôn bật và sử dụng tài nguyên của smartphone ở chế độ nền, điều gây hao pin và ngốn RAM. Ngoài ra 1 widget sẽ không tốn pin đáng kể nhưng nhiều widget hoạt động cùng lúc thì ngược lại.

Sở hữu smartphone "bình dân", bạn nên tránh xa những ứng dụng Android này nếu không muốn hối hận - Ảnh 2.

Các ứng dụng thời tiết cũng thường được thiết lập để cập nhật liên tục - điều này rất hữu ích nếu bạn thường hoạt động ở ngoài trời - nhưng sẽ khiến pin điện thoại hao hụt nhanh hơn.

Một điều quan trọng cần lưu ý là mỗi ứng dụng thời tiết sẽ có một giao diện riêng, có nghĩa là càng nhiều ứng dụng loại này chạy đồng thời có thể sử dụng lượng tài nguyên đáng kể.

Instagram và các mạng xã hội yêu cầu dữ liệu nền

Các mạng xã hội như Instagram được biết đến với giao diện đa phương tiện, hiển thị ảnh và video có độ phân giải cao và thật không may, chúng cũng là "con quái vật" cho pin và tài nguyên của smartphone.

Sở hữu smartphone "bình dân", bạn nên tránh xa những ứng dụng Android này nếu không muốn hối hận - Ảnh 3.

Các mạng xã hội là một cách tuyệt vời để bạn giết thời gian và bắt kịp xu hướng, nhưng việc tải lên và xuống dữ liệu cho chúng có thể tiêu tốn đáng kể sức mạnh của smartphone.

May mắn thay, một số lựa chọn có thể giúp giảm thiểu vấn đề nói trên như việc Facebook có một phiên bản nhẹ hơn có tên là Facebook Lite.

Bằng việc thử các tùy chọn nhẹ hơn hoặc thậm chí là xóa hoàn toàn một số mạng xã hội nặng nề, bạn có thể duy trì trải nghiệm mượt mà và hiệu quả hơn trên smartphone.

Google Maps và các ứng dụng bản đồ khác yêu cầu dữ liệu nền

Google Maps là một ứng dụng bản đồ mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi , cung cấp các tính năng có giá trị. Nhưng nó cũng có thể là gánh nặng cho các thiết bị Android giá rẻ.

Dữ liệu nền liên tục cập nhật, định vị GPS hoạt động trong thời gian thực và các chức năng khác có thể làm cạn kiệt tài nguyên hạn chế của smartphone và dẫn đến giảm hiệu suất và thời lượng pin.

Sở hữu smartphone "bình dân", bạn nên tránh xa những ứng dụng Android này nếu không muốn hối hận - Ảnh 4.

Đối với những ứng dụng yêu cầu dữ liệu nền nặng kiểu này, có một giải pháp để khắc phục đó là bạn thu hồi quyền truy cập của ứng dụng để chạy trong nền. Điều này có thể giúp kéo dài tuổi thọ điện thoại và bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu của bạn.

Ngoài ra, Google Maps cũng lưu trữ một lượng dữ liệu đáng ngạc nhiên trên smartphone -  và đó có thể là một trong những lý do khiến chiếc điện thoại Android chạy chậm dần. Lúc này việc xóa dữ liệu đã lưu trong bộ nhớ đệm có thể cải thiện đáng kể hiệu suất của điện thoại.