Tổng cộng, các nhà khoa học phát hiện thêm 102 loài cây và 8 loài nấm nhưng nhiều trong số này đang có nguy cơ tuyệt chủng vì hoạt động của con người, RBG trong một tuyên bố hồi tháng 12-2019 cho biết.
Trong số những sinh vật mới, có "quả mọng thần kỳ" với tên khoa học là "Synsepalum chimanimani". Loài cây này, được phát hiện ở châu Phi, cho trái có chứa một hợp chất được gọi là miraculin (thần kỳ), có khả năng khiến thức ăn chua có vị ngọt. Dù vậy, loài cây này đang có nguy cơ tuyệt chủng vì hoạt động nông nghiệp và khai phá rừng.
Bên cạnh "quả mọng thần kỳ", các nhà khoa học còn phát hiện một loài hoa tuyết điểm mới, được đặt tên là "Galanthus bursanus", ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
Quả mọng "Synsepalum chimanimani". Ảnh: The Guardian
Hoa tuyết điểm "Galanthus bursanus. Ảnh: CNN
Danh sách trên còn có loài nấm được người dân Trung Quốc gọi là "Zhuhongjun" trong hơn 4 thế kỷ qua. Hiện tại, loài nấm này được giới khoa học đặt tên chính thức là "Rubroshiraia bambusae". Nó được tìm thấy trên những cây tre ở tỉnh Vân Nam - Tây Nam Trung Quốc, với hình dáng như những quả bóng nhỏ.
Loài nấm này chủ yếu được dùng để chữa viêm khớp nhưng các nhà khoa học tin rằng nó có ứng dụng y khoa rộng rãi hơn vì chứa hợp chất hypocrellin.
Nấm Zhuhongjun hiện có tên khoa học chính thức là Rubroshiraia bambusae. Ảnh: CNN
Ông Tim Utteridge, trưởng bộ phận xác định và đặt tên sinh vật tại RGB, khẳng định với CNN rằng việc mô tả các loài sinh vật là một bước không thể thiếu trong nỗ lực bảo tồn thiên nhiên, bởi nó cho phép giới khoa học liệt kê thuộc tính, gien và cơ chế phòng thủ hóa học của chúng.
Ngay cả những loài thực vật nhỏ bé cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn môi trường sống cho các loài sinh vật khác có vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn, ông Utterridge nói thêm.
Loài hoa lan có tên khoa học "Inversodicraea koukoutamba" có lẽ là loài vật có kết cục bi thảm nhất năm nay. Vừa được phát hiện tại một thác nước ở Guinea – Tây Phi, loài hoa này nhiều khả năng tuyệt chủng khi một đập thủy điện được xây dựng vào năm 2020.
Được phát hiện vào năm 2019, hoa lan "Inversodicraea koukoutamba" có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2020 khi một đập thủy điện được xây. Ảnh: CNN
Theo ông Utteridge, sự tuyệt chủng của loài cây này nó thể gây tác động tiêu cực đến con người. Dù vậy, nhà khoa học này thừa nhận nỗ lực bảo tồn loài cây này có thể bị phủ bóng bởi các chiến dịch bảo vệ các loài động vật đang bị đe dọa. Với ông Utteridge, việc bảo tồn các loài thực vật cũng quan trọng chẳng kém, bới "chúng là nền tảng của sự sống trên trái đất".
Hoa Gladiolus mariae được một nhà khoa học đặt tên theo vợ ông, được phát hiện tại vùng núi Kounounkan của Guinea - Tây Phi. Ảnh: RBG
Zonozono có lẽ là loài thực vật hiếm nhất được phát hiện trong năm 2019. Loài cây này được 2 nhà khoa học George Gosline và Andy Marshall phát hiện ở Trung Phi. Ảnh: RBG
Cyrtandra vittata, hoa chi tím châu Phi, được phát hiện ở phía Bắc của đảo New Guinea, Thái Bình Dương. Ảnh: RBG
Barleria namba được phát hiện tại núi Namba - Nhật Bản. Ảnh: RBG
Costularia cadetii, một loài thảo mộc, được phát hiện trên đảo Reunion, Ấn Độ Dương. Ảnh: RBG