Khoai tây được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều món ăn, từ món xào, nấu, rán cho tới hầm. Đây là loại thực phẩm ưa chuộng của không ít gia đình Việt. Gần đây, những cuộc tranh luận về độ lành mạnh của khoai tây với khoai lang lại dấy lên. Một số người tin rằng thay thế khoai tây thành khoai lang là lựa chọn đúng đắn để sở hữu cơ thể khỏe mạnh.
Khoai lang lành mạnh do đâu?
Khoai lang sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng nên chúng hoàn toàn xứng đáng nằm trong nhóm siêu thực phẩm. Loại khoai này đem lại một số lợi ích cho sức khỏe như bổ sung chất chống viêm và cân bằng lượng đường huyết trong máu.
Mọi người có khả năng dựa vào màu sắc để xác định lượng beta carotene trong khoai lang. Những củ có màu sáng, vàng sậm thường chứa nhiều chất dinh dưỡng cơ thể cần để chuyển hóa thành vitamin A.
Tuy nhiên, bạn không nên coi khoai lang là thực phẩm bổ sung vitamin A chính trong bữa ăn. Chuyên gia Gans giải thích, vitamin A có thể giúp bảo vệ làn da, xương và sức khỏe mắt. Ngoài ra, hợp chất quan trọng này còn hoạt động như chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ tế bào. Một củ khoai lang chứa khoảng 10% lượng vitamin A, vitamin C, vitamin B6, kali và mangan chuyên gia khuyến nghị cần bổ sung mỗi ngày.
Khoai lang sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng nên chúng hoàn toàn xứng đáng nằm trong nhóm siêu thực phẩm.
Tại sao khoai tây tốt cho sức khỏe?
Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên chúng có thể tác động xấu đối cơ thể. Tuy nhiên, theo chuyên gia Gans, khoai tây là thực phẩm tinh bột nhưng không có nghĩa chúng kém lành mạnh.
Tinh bột trong loại thực phẩm này là tinh bột kháng. Chúng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và góp phần tạo cảm giác no. Thêm vào đó, khoai tây thực sự đứng đầu trong chỉ số đo lường mức độ thỏa mãn sau khi ăn.
Về cơ bản, chuyên gia Angelone giải thích, tinh bột là một dạng phức tạp của glucose, chúng được phân hủy tạo ra năng lượng và lưu trữ trong cơ bắp dưới dạng glycogen hoặc chất béo. Do đó, tinh bột là khởi nguồn của calo. Trên thực tế, hạn chế hấp thụ calo thông qua tinh bột hoặc nhiều thực phẩm nào khác và kết hợp tập luyện sẽ giúp bạn tránh tăng cân.
Mỗi loại khoai tây sở hữu lượng vitamin và khoáng chất khác nhau. Các chất phytonutrient trong khoai tây tím đã được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp.
Khoai tây thông thường cung cấp hơn 10% lượng vitamin C, B6, folate, niacin, magie, photpho, kali và mangan các chuyên gia khuyến nghị cần bổ sung mỗi ngày.
Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên chúng có thể tác động xấu đối cơ thể.
Khoai tây hay khoai lang lành mạnh hơn?
Các chỉ số của hai loại khoai rất giống nhau nên chúng đều tốt cho sức khỏe. Khoai lang và khoai tây chứa nhiều vitamin tác động tới toàn bộ cơ thể. Vitamin A rất quan trọng đối với sức khỏe mắt, vitamin C giúp bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh, vitamin B6 cần thiết cho quá trình trao đổi chất, hoạt động hệ thần kinh và kali đảm bảo duy trì huyết áp ổn định.
Chuyên gia Angelone cho biết, khoai lang có thể sở hữu nhiều chất chống oxy hóa beta carotene hơn khoai tây. Áp dụng chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Trong khi đó, khoai tây lại vượt trội hơn khoai lang về hàm lượng protein. Thêm vào đó, loại thực phẩm này cũng chứa ít đường hơn.
Các chỉ số của hai loại khoai rất giống nhau nên chúng đều tốt cho sức khỏe.
Cách chế biến khoai tây lành mạnh nhất
Phương pháp nấu khoai tây phổ biến nhất là rán có thể làm phá hủy các phytochemical vốn nhạy cảm với nhiệt độ cao. Chuyên gia Angelone cho biết, bạn cũng mất đi hàm lượng vitamin C trong khoai tây do tác động của nhiệt độ cao.
Phương pháp nấu khoai tây lành mạnh nhất là hấp hoặc luộc. Việc làm này sẽ bảo vệ các chất dinh dưỡng không bị mất đi. Khoai lang luộc đã được chứng minh có khả năng điều hòa lượng đường huyết trong máu. Tuy nhiên, folate và vitamin B có thể hòa tan trong nước sôi. Do đó, mọi người nên lưu ý tránh luộc khoai quá lửa.
Ngoài ra, chuyên gia Angelone khuyên, bạn nên kết hợp khoai lang với một vài loại thực phẩm chứa chất béo như dầu ôliu để giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa beta carotene hơn.
(Nguồn: Womenshealthmag)