Thế nào là trả góp 0 đồng?

Trả góp 0 đồng là hình thức mua trả góp mà người tiêu dùng chỉ cần làm thủ tục trả góp. Hợp đồng giữa hai bên được kí kết thành công, bạn sẽ không cần thanh toán bất cứ khoản phí nào cũng như tiền đặt cọc cho cửa hàng mà vẫn rước được sản phẩm về sử dụng. 

Số tiền mua sản phẩm sẽ được chia định kỳ theo tháng, mỗi kỳ bằng nhau và trả trong thời gian nhất định cho đến khi tất toán hết khoản vay trên hợp đồng. 

Số tiền có thể sẽ tính thêm lãi suất tùy thuộc vào doanh nghiệp và sản phẩm bạn mua.

So sánh tường tận hai hình thức trả góp "hot" nhất hiện nay: Trả góp 0 đồng và trả góp 0% lãi suất cho chị em nắm rõ - Ảnh 2.

Thế nào là trả góp 0% lãi suất?

Ngoài hình thức trả góp 0 đồng, chị em sẽ nghe thêm cụm từ trả góp 0% lãi suất. Đây là hình thức mua trả góp mà người tiêu dùng sẽ không phải chịu lãi suất về khoản tiền nợ lại. 

Tuy nhiên, khác với việc mua trả góp 0 đồng, bạn sẽ phải trả tiền đặc cọc trước cho doanh nghiệp một phần giá trị sản phẩm (khoảng 20 – 30%). Số tiền nợ còn lại sẽ chia đều mỗi tháng để trả. Số tiền mỗi kỳ như nhau trong thời gian nhất định cho đến khi tất toán hết khoản vay trong hợp đồng.

Đây cũng là hình thức được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

So sánh tường tận hai hình thức trả góp "hot" nhất hiện nay: Trả góp 0 đồng và trả góp 0% lãi suất cho chị em nắm rõ - Ảnh 3.

So sánh 2 hình thức trả góp


Trả góp 0 đồng

Trả góp 0% lãi suất

Ưu điểm

- Trả góp 0 đồng cho phép khách hàng có thể mua sản phẩm mình yêu thích ngay lập tức mà không cần bỏ ra toàn bộ số tiền.

- Không cần trả trước một khoản tiền trước khi tiến hành trả góp.

- Được hỗ trợ khách hàng có thu nhập thấp sở hữu ngay những mặt hàng tiêu dùng mong muốn với số tiền phù hợp.

- Có những sản phẩm bán trả góp với lãi suất 0% mà thực chất giá không hề bị đẩy lên.

Nhược điểm

- Có không ít các tổ chức tài chính cố tình lập lờ, đánh lừa khách hàng nhằm thu tiền bất chính.

- Mua trả góp 0 đồng thường sẽ không đi kèm với mua trả góp lãi suất 0% nên có khả năng sẽ bị tính lãi nếu không đọc kỹ hợp đồng.

- Người tiêu dùng cần đọc kỹ hợp đồng cũng như tính toán số tiền chênh lệch, mức lãi suất, tổng số tiền phải trả để tránh rủi ro và phù hợp với năng lực tài chính của bản thân.

Phù hợp với đối tượng nào?

So sánh tường tận hai hình thức trả góp "hot" nhất hiện nay: Trả góp 0 đồng và trả góp 0% lãi suất cho chị em nắm rõ - Ảnh 5.

Trả góp 0 đồng

Tuỳ thuộc vào yếu tố như công việc, độ tuổi, số tiền, sản phẩm mà người tiêu dùng sẽ có những nhu cầu vay khác nhau. 

Với những người tiêu dùng trẻ tuổi còn đang học đại học, mới ra trường thì nhu cầu vay thường là các khoản nhỏ để hỗ trợ việc học như mua trả góp laptop, điện thoại,... mà chưa có vốn thì lựa chọn việc trả góp 0 đồng trong trường hợp này là phù hợp.

Trả góp 0% lãi suất

Với những đối tượng khách hàng đã đi làm từ 1-3 năm thì nhu cầu vay có thể đến từ các sản phẩm có giá trị cao hơn như mua xe máy đời mới, máy tính bảng,... để giúp ích cho công việc. Những đối tượng này thường đã có một số tiền thu nhập nhất định.

Vì vậy trong trường hợp này việc lựa chọn trả góp 0% lãi suất sẽ phù hợp hơn. 

Tổng kết

So sánh tường tận hai hình thức trả góp "hot" nhất hiện nay: Trả góp 0 đồng và trả góp 0% lãi suất cho chị em nắm rõ - Ảnh 6.

Mỗi đối tượng khách hàng đều sẽ có một nhu cầu chung là sở hữu sản phẩm mong muốn nhưng điều kiện kinh tế của mỗi người sẽ khác nhau. Chính vì thế cả việc mua trả góp 0% hay trả trước 0 đồng đều có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn nếu biết tính toán chi tiêu hợp lý.

Vay trả góp lãi suất 0% và mua hàng trả góp trả trước 0 đồng đang là hình thức mua sắm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi những lợi ích mang lại. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng với các chương trình cho vay trả góp không lãi suất hay mua trả góp 0 đồng, tìm hiểu kỹ các thông tin về gói vay này để tránh thiệt thòi cho bản thân.

Ngoài ra, nhu cầu tài chính và quản lý tài chính luôn là vấn đề quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân. Mọi người sẽ có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Chính vì thế, để chọn lựa hình thức vay tiền trả góp phù hợp với nhu cầu của mình, bạn nên suy nghĩ thấu đáo và cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.