Với các mẹ bỉm, vấn đề cân nặng của con cũng khiến nhiều chị em toát mồ hôi. Có người nuôi mãi con chả chịu lớn, có người thì con lại thừa cân. Còn Phương Oanh hiện đang rất hài lòng về mức cân nặng của 2 tiểu Jimmy - Jenny nhà mình.

Cô háo hức khoe với mọi người: "Hai thanh niên tròn 7 tháng tuổi trộm vía vô cùng, phải làm phiếu khen mới được:

Jimmy: 8,1kg - 71cm

Jenny: 8,7kg - 70cm (hơi ú 1 tí ạ).

Cảm ơn các con yêu".

Soi cân nặng, chiều cao 2 "thanh niên" Jimmy - Jenny nhà Phương Oanh so với bảng tiêu chuẩn WHO - Ảnh 1.

2 em bé đáng yêu

Nhìn 2 em bé nhà Phương Oanh, ai cũng phải khen cô nuôi con "mát tay", bé nào cũng trộm vía đáng yêu, bụ sữa. Ai theo dõi cũng biết bà xã shark Bình chăm con chu toàn thế nào, từ đồ ăn, thức uống, phương pháp ăn dặm... đều được lựa chọn rất cẩn thận. Trộm vía 2 em bé cũng vô cùng hợp tác với mẹ.

Nhiều người cũng so sánh cân nặng và chiều cao của 2 bé với bảng tiêu chuẩn WHO. Theo đó, bé gái 7 tháng có cân nặng trung bình là 7,6kg, chiều cao trung bình là 67,3cm. Còn bé trai có cân nặng trung bình là 8,3kg và chiều cao trung bình là 69,2cm.

Soi cân nặng, chiều cao 2 "thanh niên" Jimmy - Jenny nhà Phương Oanh so với bảng tiêu chuẩn WHO - Ảnh 2.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái

Như vậy cả Jenny và Jimmy đều đang sở hữu cả chiều cao lẫn cân nặng vượt trội so với tiêu chuẩn trung bình của bảng này. Thảo nào mẹ Phương Oanh phải trao bằng khen cho các em.

Quả thật, mẹ Oanh nuôi con cực kỳ trộm vía, hội chị em phải xin vía gấp.

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ

- Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 49,5 cm, cân nặng trung bình khoảng 3,175 kg. Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi: Hầu hết các bé ở độ tuổi này phát triển khoảng 10 đến 12 cm và tăng khoảng 2,27 kg. Giai đoạn này trẻ sẽ dần trở nên trông cứng cáp hơn. 

- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Hầu hết trẻ em tăng khoảng 1,996 kg mỗi năm từ 2 tuổi đến khi dậy thì. Chiều cao tăng thêm khoảng 8 cm trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, 7 cm từ 3 đến 4 tuổi. Khi trẻ được 24 đến 30 tháng trẻ em sẽ đạt đến một nửa chiều cao của người trưởng thành. 

- Trẻ từ 5 – 8 tuổi: Ở độ tuổi này, chiều cao của trẻ tăng khoảng từ 5 đến 8 cm mỗi năm và cân nặng cũng tăng từ 2 đến 3 kg mỗi năm trong độ tuổi từ 6 tuổi đến khi dậy thì.

Một số lưu ý về chiều cao cân nặng của trẻ

Trẻ em thường có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Ở giai đoạn này, cơ thể của trẻ có thể có những sự thay đổi rõ rệt, có thể tăng hoặc giảm cân một cách nhanh chóng và chiều cao cũng tăng lên thấy rõ. 

Mỗi trẻ em dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều cần dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện. Vậy nên, không khuyến khích việc áp dụng ăn kiêng cho trẻ vì có thể gây ra các vấn đề do thiếu hụt dinh dưỡng như loãng xương, xương giòn, dậy thì muộn,...

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Thể trạng của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào gen từ bố và mẹ, nếu bố mẹ thấp hay cao hay cân nặng ở mức nào thì tính trạng di truyền sẽ được thể hiện ở trẻ. Tuy nhiên sự phụ thuộc này là không hoàn toàn, chiều cao và cân nặng của trẻ còn chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố khác như:

Sinh non

Nếu trẻ sinh non, cân nặng của bé có thể ít hơn cân nặng trẻ em mới sinh trung bình, và ngược lại nếu bé được sinh ra sau ngày dự sinh, cân nặng của bé có thể sẽ lớn hơn cân nặng trung bình của trẻ em mới sinh.

Sức khỏe của mẹ bầu

Nếu mẹ không được chăm sóc tốt, không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai, hoặc sử dụng ma túy, hút thuốc sẽ có khả năng khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Ngược lại, nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc tăng cân quá nhiều trong giai đoạn mang thai, khả năng trẻ sinh ra sẽ có cân nặng lớn hơn mức trung bình.

Giới tính

Bé gái mới sinh thường sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn một chút so với bé trai.

Nội tiết tố

Nếu trẻ bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp, có thể dẫn đến chậm phát triển ở trẻ em.

Di truyền

Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, ví dụ các chứng bệnh di truyền như hội chứng Down, hội chứng Turner hay hội chứng Noona sẽ làm thể trọng của trẻ khác với những đứa trẻ khác ở mức bình thường.

Các vấn đề sức khỏe

Nếu trẻ mắc các bệnh mạn tính (như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang) hoặc bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc hấp thu chất dinh dưỡng (chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa), thì sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại khiến cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức trung bình.

Thời gian ngủ

Sự phát triển vượt bậc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến thời gian ngủ, thời gian ngủ nhiều hơn sẽ làm gia tăng xác suất phát triển chiều cao của em bé.

Các loại thuốc và trẻ đang sử dụng

Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

Loại sữa mà trẻ đang sử dụng

Trong năm đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ tăng cân chậm hơn trẻ bú sữa công thức. Trong vài tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ thực sự lớn nhanh hơn, nhưng đến 3 tháng tuổi, sự phát triển này sẽ chững lại. Đến 2 tuổi, trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức thường có cân nặng tương đương nhau.