Những đợt sóng biển có hình thù kì lạ hay còn được gọi là chỏm bãi biển đến nay vẫn còn là một bí ần mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lí giải nổi được vì sao chúng được hình thành.
Chỏm biển thường xuất hiện trong hoặc sau các cơn bão và là một hiện tượng bất thường bởi vì khoảng cách giữa các gợn sóng rất đồng đều. Có thể nhiều người sẽ không tin nhưng đã có hai lý thuyết khá nổi tiếng về sự hình thành của những đợt sóng này.
Biểu đồ mô phỏng cấu trúc của những đợt sóng.
Bờ biển Jurassic Dorset nước Anh.
Đầu tiên là nguyên lý “bờ thẳng đứng” mô tả sự tương tác giữa các sóng bình thường dạt vào bờ và các sóng “thẳng đứng” hình thành vuông góc với bờ biển. Sự tương tác giữa các đợt sóng này tạo thành những điểm cách quãng thường xuyên ở các cường độ sóng khác nhau.
Thuyết còn lại là thuyết tự hình thành, cho rằng chỏm biển là kết quả của những đợt sóng thường xuyên, lực của dòng nước và tác động của cát theo thời gian và tạo ra các đợt sóng phản lại. Nhiều nhà khoa học tin rằng cả hai nguyên lý có thể hoạt động đồng nhất cùng lúc và tạo nên những cấu trúc sóng kỳ lạ như chỏm biển.
Tuy nhiên, đó chỉ là giả thuyết. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được câu trả lời.
Những đợt sóng tương tự ở bờ biển Palomarin, Point Reyes nước Mỹ.
Còn đây là hình ảnh những đợt sóng lạ kì được gọi là chỏm biển ở Vịnh Ringstead, Dorset nước Anh.
(Nguồn: boredpanda)