Đây là tâm sự của cô vợ tên T. (Hà Nội). Đó là 1 hành trình dài từ khi gặp áp lực sinh con cho đến cả những chuỗi ngày có con sau này.

04.

Thời gian đầu thai kì tôi ốm nghén khủng khiếp. Cũng vì thế mà mẹ chồng cứ nhất quyết bắt tôi nghỉ việc. Tôi thực sự đã rất cố gắng vượt qua mọi khó khăn nhưng mỗi lần kể chuyện gì thì câu an ủi của mẹ chồng luôn là: “Cứ bảo thời nay nó khác nhưng cả mẹ cả chị đều chửa đẻ 2 đứa rồi cũng có như con đâu. Nghén thì cố mà ăn, nôn ra lại ăn tiếp không con nó lớn sao được”.

Tuần nào mẹ chồng cũng gửi đồ ăn lên, toàn là đồ bổ, có những món bà nấu sẵn có những thứ là thực phẩm sống. Thấy tôi mang thai được 2 tháng mà chưa tăng cân mấy bà dọn hẳn đồ lên nhà tôi ở, kèm tôi ăn uống rồi tập tành theo lịch trình bà quy định.

Chuỗi ngày ở chung với mẹ chồng thực sự quá kinh khủng. Tôi bầu bí mất ngủ nhưng sáng nào bà cũng bắt dậy từ 5h sáng để tập thể dục, ăn uống cũng nhồi như nhồi vịt, không cần biết tôi có thích không, ăn được không, chỉ cần bà nghe người ta nói tốt cho em bé là được. Hễ nói bà sẽ bảo “Rút kinh nghiệm từ đứa lớn, đứa này mẹ không để con ăn uống tự do được”.

Sống chung với mẹ chồng 1 tháng khiến tôi động thai, mẩu giấy bà để lại làm tôi không biết mình đã sai hay đúng! - Ảnh 2.

Tranh minh họa

Trưa nào bà cũng sắp cơm cho tôi mang đi, có rất nhiều hôm vừa mở hộp cơm ra tôi đã ọe. Tôi xin mẹ chồng 3 tháng đầu nghén ngẩm hãy để tôi được ăn theo mong muốn nhưng bà nhất định không chịu. Tôi sợ đến mức stress, không biết bao giờ mẹ chồng mới về quê.

Đó mới là 1 trong những vấn đề mệt mỏi vì thứ làm tôi chán nản hơn cả là sự áp đặt của mẹ chồng lên cả nhà tôi, nhất là đứa con gái mới chỉ vào lớp 1 của tôi. Bà luôn bắt nọ phải làm thế này thế nọ nhưng không bao giờ chịu giải thích cho con bé hiểu. Nó đi xuống sân chơi thì kêu bụi, nắng, nó xem tivi cũng không cho bảo hỏng mắt. Bà không thích bọn trẻ con hàng xóm sang chơi và cũng không đủ kiên nhẫn để chơi với cháu. Từ hôm bà lên ở cùng mới được nửa tháng mà tôi không còn nhận ra cái nhà mình nữa. Bà sắp đặt hết lại theo ý bà, đồ đạc của tôi lâu không thấy dùng sẽ tự tiện vứt đi. Tôi gần như phát điên, nói khéo chồng để anh can thiệp. Nhưng thứ tôi nhận được là câu trả lời: “Bà có ý tốt hỗ trợ vợ chồng mình thôi mà”. Sự hỗ trợ đó chưa bao giờ tôi cần.

Và rồi 1 ngày, bác chồng tôi gọi điện hỏi thăm, tiện thể trách móc luôn, rằng sao tôi mới bầu bì mà đã bắt mẹ chồng lên cơm nước cho, để bố chồng ở nhà lủi thủi. Chị chồng tôi cũng đi kể với họ hàng là tôi lấy chồng sướng, mẹ chồng chăm cho từng bữa ăn giấc ngủ. Tôi không hiểu tôi phải sống sao cho vừa lòng mọi người nữa.

Sống chung với mẹ chồng 1 tháng khiến tôi động thai, mẩu giấy bà để lại làm tôi không biết mình đã sai hay đúng! - Ảnh 3.

Tranh minh họa

Hôm ấy tôi đi khám về, bác sĩ bảo tôi bị động thai nhẹ. Tất cả mọi người đều lo lắng, đặc biệt là mẹ chồng tôi. Nhưng sự lo lắng của họ thật đáng sợ. Thay vì hỏi han dặn dò tôi thì bà trách tôi không nghe lời bà, đi đứng không giữ gìn nọ kia. Rằng bà ở đây tôi còn như thế bà về quê tôi sẽ thế nào. Thậm chí mẹ chồng còn nói câu: “Đã biết mình khó khăn rồi còn không biết giữ, không biết nghĩ cho con”. Tôi ức lắm, gọi chồng nói chuyện riêng, tôi bảo tôi bị thế này là vì mẹ anh, vì stress, vì áp lực, vì không 1 ngày nào được sống tự do trong ngôi nhà của mình. Rốt cuộc tôi là cái máy đẻ hay công cụ cho nhà anh duy trì nòi giống? Đến con bé con nó cũng đang dần xa bà nội, không muốn gần bà vì sự áp đặt đáng sợ bà dành cho nó.

Như giọt nước tràn ly, tôi trút mọi ấm ức trong lòng và có lẽ căn nhà quá nhỏ nên dường như mẹ chồng tôi đã nghe thấy điều gì đó. Sáng hôm sau bà thu dọn về quê từ rất sớm, bà để lại cho chúng tôi mảnh giấy đặt trên bàn ăn với nội dung ngắn gọn: “Mẹ xin lỗi”…

Đây là câu chuyện của T, một nữ nhân viên văn phòng 28 tuổi với nhiều biến động và những câu chuyện bi hài đan xen suốt hành trình chửa đẻ ở cữ của mình. Các bạn có thể theo dõi toàn bộ diễn biến quá trình tại đây.