Chị Thu Phương (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) cũng là một bà mẹ và một người phụ nữ thích mua sắm như bao người.

Tuy nhiên, biết tới lối sống tối giản từ nhiều nguồn thông tin chị Phương cũng đã từng thử áp dụng vào cuộc sống của mình, tuy nhiên không phải lúc nào cũng áp dụng thành công và bằng chứng là nhiều lần "vỡ kế hoạch" không mong muốn.

Những lần vỡ kế hoạch tài chính

Sống tối giản nhưng vẫn "n lần vỡ" kế hoạch tài chính, mẹ đảm Hà Nội áp dụng biện pháp này giúp tiết kiệm ngay 25 triệu/năm còn mua được thêm cả bảo hiểm cho gia đình - Ảnh 2.

Chị Thu Phương.

"Trước khi chuyển sang chế độ làm online tại nhà như hiện tại, mình đã áp dụng lối sống tối giản cho bản thân. Nên nếu nói về việc thay đổi nhu cầu chi tiêu sinh hoạt thì không có sự chênh lệch nhiều.

Khi mình làm việc ở nhà có lợi thế là không tốn tiền ăn ngoài, không tốn thêm tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm và cũng không "giao lưu" với đồng nghiệp.

Tuy nhiên, ai làm việc ở nhà cũng mới biết sẽ rất khó để thực hiện được kế hoạch công việc nếu cứ "ở lỳ" trong nhà. Thường thì chị sẽ có một nửa số ngày trong tuần làm việc ở quán cafe để tập trung hơn.

Mặc dù chi phí xăng xe, cafe vẫn phải tốn nhưng chỉ tương đương với việc đi làm. Hơn nữa, năng suất làm việc ở một môi trường khác cao hơn so với ở nhà nên có thể giúp mình tăng thu nhập", chị Thu Phương chia sẻ.

Việc vỡ kế hoạch tài chính cá nhân đối với chị Thu Phương tuy không thường xuyên nhưng cũng khá nhiều. Ví dụ như khi con ốm thì chị không thể làm việc được. Hoặc như khi chị có kế hoạch đi chơi dài ngày thì việc “nổi hứng” mua sắm mọi thứ cho chuyến đi sẽ xảy ra.

"Như gần đây mình có ý định đi chơi 1 tuần thế là đặt vé trước 1 tháng. Trong vòng nửa tháng mình đã ngắm cơ man giày dép, túi xách, ví,... và cũng đã kịp đặt hàng một vài thứ. Thế là trước đó lập ra cả kế hoạch tài chính và chi tiêu khi nhận lương, chỉ trong nửa tháng nó bị vỡ 3 - 4 lần".

Cảnh tỉnh bản thân và lên kế hoạch kiểm soát tài chính

Dù làm online tại nhà nhưng chị Thu Phương vẫn nhiều lần vỡ kế hoạch tài chính.

Nhiều lần vỡ kế hoạch tài chính khiến chị Thu Phương quyết định, cần kiểm soát tài chính bản thân ngay lập tức. Với chị, trong tương lai, việc vỡ kế hoạch này cần được hạn chế tối đa và có thể không còn xảy ra nước.

Chị Thu Phương bắt buộc bản thân trước khi thực hiện một kế hoạch lớn nào như mua đồ gia dụng, mua nhà, mua xe,... thì chị sẽ tham khảo giá của sản phẩm cần mua, tiếp theo là chia nhỏ và tích góp tiền cho đến khi đạt được mục tiêu. Như vậy thì việc thực hiện theo kế hoạch tài chính sẽ chính xác hơn.

Chị áp dụng phương pháp 50/30/20 cho việc lập kế hoạch chi tiêu.

- 50% được sử dụng cho ăn uống, đi lại, những sinh hoạt hàng ngày.

- 30% sẽ được dùng để đóng tiền học phí, học thêm cho con, vì con chị còn nhỏ nên không chiếm quá nhiều chi phí và nếu cần chị sẽ mua sắm những thứ chị thực sự thích.

- Còn 20% được dùng để tiết kiệm.

Như ở trên chị có nói, chị sẽ dùng 20% lương để tiết kiệm. Ngay khi nhận lương, chị sẽ trích luôn tiền tiết kiệm ra và cho vào sổ.

Chị cũng không dùng sổ tiết kiệm online mặc dù lãi suất cao hơn vì dễ có xu hướng rút ra để tiêu.

Chị thường ra ngân hàng gửi tiết kiệm tại quầy và mở thêm sổ tiết kiệm linh hoạt không quy định số lần gửi mỗi tháng để có tiền dư hoặc được biếu tặng thì cho luôn vào tiết kiệm.

Bài học rút ra

Sống tối giản nhưng vẫn "n lần vỡ" kế hoạch tài chính, mẹ đảm Hà Nội áp dụng biện pháp này giúp tiết kiệm ngay 25 triệu/năm còn mua được thêm cả bảo hiểm cho gia đình - Ảnh 4.

Hiện tại, sau năm đầu tiên áp dụng phương pháp này, số tiền tiết kiệm của chị gửi được vào khoảng 20 - 25 triệu/năm.

Chị Thu Phương cũng đang mua cả bảo hiểm nhân thọ để đầu tư và thấy hình thức này khá hợp với một người không có nhiều kiến thức đầu tư như bản thân. Và chị cũng đang tìm hiểu thêm một số kênh đầu tư khác ngoài gửi tiết kiệm như là tích sản cổ phiếu. Nhưng chỉ khi thực sự có kiến thức và hiểu rõ thì chị mới bắt đầu đầu tư vào kênh này.

"Việc vỡ kế hoạch tài chính rất dễ xảy ra nếu hành động theo cảm tính. Vì thế, việc đầu tiên mình cần phải làm là đảm bảo được thu nhập trong tháng.

Nếu gặp những dịp tiêu tiền có kế hoạch như đi chơi, du lịch thì sẽ trích ngay khoản tiền dành cho du lịch từ đầu tháng, giống như tiết kiệm.

Trước khi mua sắm thêm bất cứ thứ gì sẽ phải cân nhắc tài chính của mình có cho phép không. Và tất nhiên luôn phải để dành cho những trường hợp bất khả kháng như ốm đau.

Cuối cùng là không nên để tiền một chỗ mà luôn phải tìm cách để “tiền đẻ ra tiền” theo hiểu biết và kinh nghiệm của mình", chị Thu Phương chia sẻ.

Ảnh: NVCC