Bạo hành tâm lý cũng rất phổ biến, chỉ có điều chúng ta không dễ dàng nhận ra. Hình thức giày vò cảm xúc vô hình này có thể ảnh hưởng đến tất cả các mối quan hệ xã hội. Nguy hiểm hơn, mọi người, bao gồm bố mẹ, người yêu hay bạn bè thân thiết đều có thể trở thành kẻ bạo hành tâm lý. Song, hành vi của họ quá tinh tế đến nỗi nạn nhân không thể nhận ra việc mình đang bị bạo hành tâm lý và một khi mọi chuyện vỡ lở thì đã quá muộn.
Sau đây chính là 10 biểu hiện của một mối quan hệ mà trong đó có một kẻ bạo hành tâm lý luôn cảm thấy thiếu thoả mãn và một nạn nhân lúc nào cũng phải phục tùng.
Thiếu sự cảm thông
Thông thường kẻ thực hiện hành vi bạo hành tâm lý sẽ không bao giờ có lòng trắc ẩn dành cho nạn nhân. Trong suốt thời gian đối phương chịu đựng, chúng rất vô tư và hầu như chẳng bao giờ cảm thấy có lỗi cho hành động sai trái của mình.
Đổ lỗi
Nạn nhân bị bạo hành tâm lý thường xuyên bị đổ lỗi cho việc làm mà những kẻ bạo hành gây ra. Thời gian trôi qua, việc này lặp đi lặp lại sẽ khiến cho nạn nhân thật sự tin rằng họ phải chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề.
(Ảnh: Internet)
Tội lỗi
Đây là hệ quả của việc đổ lỗi, nạn nhân luôn cảm thấy họ phải chịu trách nhiệm trong mối quan hệ với kẻ bạo hành. Tệ hơn, nạn nhân khi đó cho rằng mình không được phép tức giận hay buồn bã vì hành động dù đúng hay sai của kẻ bạo hành. Ngược lại, họ luôn mang trong mình cảm giác tội lỗi vì không biết trân trọng những gì mình đang có.
Lòng ghen tị
Kẻ bạo hành tâm lý thông thường là người có tính sở hữu cao và luôn muốn đòi hỏi sự đáp ứng tuyệt đối từ phía nạn nhân. Họ sẽ không chịu được cảm giác nhìn thấy nạn nhân thân thiết với ai khác, kể cả gia đình hay bạn bè.
(Ảnh: Internet)
Đòi hỏi
Để đạt được mục đích của mình, kẻ bạo hành tâm lý điều khiển nạn nhân như một công cụ đáp ứng nhu cầu. Họ sẽ làm tất cả mọi thứ để nạn nhân phục tùng và cảm thấy thỏa mãn vì hành động của mình.
Nắm giữ tài chính
Điều này có nghĩa là kẻ bạo hành tâm lý sẽ giữ chân nạn nhân bằng tiền bạc hoặc một khoản nợ kha khá. Một khi biến nạn nhân thành con nợ, kẻ bạo hành khi ấy sẽ lợi dụng điều đó để bắt nạn nhân phục tùng cho nhu cầu của mình cho đến khi món nợ được giải quyết.
Phá hủy tâm lý
Những kẻ bạo hành tâm lý thường là chuyên gia trong việc khiến nạn nhân cảm thấy bản thân vô dụng và không xứng đáng với những điều tốt đẹp. Sau đó, họ sẽ lợi dụng những cảm xúc ấy để tấn công nạn nhân. Theo khảo sát, nạn nhân thường bị kẻ bạo hành chê là quá nhạy cảm khiến họ phải đặt câu hỏi lại cho cảm xúc của mình. Dần dần, nạn nhân sẽ thật sự tin rằng cảm xúc của họ là sai trái và bắt đầu xuôi theo kẻ bạo hành.
(Ảnh: Internet)
Lấy lòng
Những kẻ bạo hành tâm lý luôn rất khéo léo và không bao giờ cho phép nạn nhân nhận ra việc làm sai trái của chúng. Để che giấu lỗi lầm của mình, kẻ bạo hành thường xuyên lấp liếm bằng những món quà xa xỉ hoặc thể hiện một vài cử chỉ lấy lòng đối với nạn nhân.
Ngó lơ
Một trong những phương pháp hữu hiệu mà kẻ bạo hành tâm lý thường thực hiện là ngó lơ nạn nhân để họ cảm thấy có lỗi, lo lắng không biết liệu bản thân đã làm sai điều gì. Nạn nhân sẽ có xu hướng nhận lỗi lầm về mình và chấp nhận đáp ứng yêu cầu của những kẻ bắt nạt.
Cô lập mối quan hệ
Hơn tất cả mọi thứ, kẻ bạo hành tâm lý luôn muốn điều khiển cuộc sống của nạn nhân. Vì vậy, bằng một vài món quà và “tiểu xảo" cần thiết, kẻ bắt nạt sẽ không cho bất cứ ai xen vào mối quan hệ của cả hai.
(Ảnh: Internet)
(Nguồn: VT)