Trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc, Táo Quân (hay ông Táo) đều được coi là những vị thần cai quản việc bếp núc ở mỗi gia đình. Và cũng đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, đa số người dân Trung Quốc sẽ tiến hành nghi lễ tiễn ông Táo lên trời, bẩm báo mọi việc tốt xấu dưới trần gian với Ngọc Hoàng. Qua đó, Ngọc Hoàng sẽ ban thưởng hoặc luận tội từng gia đình.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng Táo Quân của Trung Quốc và Việt Nam: Đốt ngựa giấy, mâm cơm cúng đầy đồ ngọt - Ảnh 1.

Đến ngày 23 tháng Chạp, đa số người dân Trung Quốc cũng sẽ dâng mâm cơm cúng ông Công ông Táo.

Nhiều điểm chung là vậy, song nghi lễ cúng ông Công ông Táo tại Trung Quốc vẫn còn đó vô số điểm khác biệt so với quốc gia láng giềng: Việt Nam.

Mâm cơm cúng không thể thiếu những món kẹo bánh ngọt lịm

Theo quan điểm từ xưa truyền lại, người dân Trung Quốc tin rằng bánh ngọt hay kẹo làm từ mạch nha sẽ khiến ông Táo vui vẻ, chỉ ra những điều ngon ngọt dễ nghe. Trong khi đó, bánh niangao, loại bánh làm từ gạo nếp vừa dẻo vừa ngọt, sẽ khiến ông Táo bị “dính chặt miệng”, không thể bẩm báo những điều xấu của gia đình với Ngọc Hoàng. 

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng Táo Quân của Trung Quốc và Việt Nam: Đốt ngựa giấy, mâm cơm cúng đầy đồ ngọt - Ảnh 2.

Tranh dân gian: Làm kẹo mạch nha cúng ông Công ông Táo.

Chính thế mà mâm cơm cúng của mỗi gia đình Trung Hoa sẽ không thể không có những món kẹo bánh ngọt lịm. Tục lệ bôi mật ong hay mạch nha lên miệng ông Táo khi thờ cúng vào ngày này cũng xuất phát từ quan niệm đó.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng Táo Quân của Trung Quốc và Việt Nam: Đốt ngựa giấy, mâm cơm cúng đầy đồ ngọt - Ảnh 3.

Món kẹo mạch nha ngọt lịm.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng Táo Quân của Trung Quốc và Việt Nam: Đốt ngựa giấy, mâm cơm cúng đầy đồ ngọt - Ảnh 4.

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo không thể thiếu những thức quà ngọt lịm.

Phương tiện giúp ông Táo lên chầu trời

Khác với văn hóa người Việt có nghi lễ phóng sinh cá chép, người Trung Quốc lại đốt ngựa giấy vì tin rằng đây mới là phương tiện đi lại của ông Táo lên thiên đình. Ngoài ra, người ta còn thường cúng thêm nước và chút cỏ khô, coi đây là thức ăn cho ngựa của Táo quân. Nếu nhà nào không có cỏ khô thì có thể dùng bánh pháo đốt thay thế, hoặc cho chút rượu vào để lửa cháy bùng lên với ngụ ý giúp ông Táo sớm “thăng thiên” chầu trời.

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng Táo Quân của Trung Quốc và Việt Nam: Đốt ngựa giấy, mâm cơm cúng đầy đồ ngọt - Ảnh 5.

Người Trung Quốc đốt ngựa giấy vì tin rằng đây mới là phương tiện đi lại của ông Táo lên thiên đình.

Phong tục hóa vàng tranh Táo Quân

Người Trung Quốc thường đặt đồ lễ ngay trong nhà bếp, trước bức tranh hoặc tượng Táo quân dán trên bếp. Sau khi lễ xong, người Trung Quốc sẽ đốt vàng mã cùng bức tranh ông Táo rồi thay luôn một bức tranh ông Táo mới. Đơn giản hơn, họ sẽ lau rửa tượng ông Táo rồi đặt vào vị trí cũ. 

Sự khác biệt trong phong tục thờ cúng Táo Quân của Trung Quốc và Việt Nam: Đốt ngựa giấy, mâm cơm cúng đầy đồ ngọt - Ảnh 6.

Gian bếp xưa của người Trung Quốc thường dán tranh Táo Quân.

Ngày nay, phong tục cúng ông Công ông Táo của người Trung Quốc đã được đơn giản hóa đi nhiều phần. Nhiều gia đình chỉ cúng kẹo ngọt tượng trưng, dán giấy mới vào nhà và dọn dẹp nhà cửa. Các nghi thức cúng bái cũng được làm giản tiện hơn trước để phù hợp với cuộc sống đang ngày một hối hả của xã hội. 

Tổng hợp