Những ngày qua khi các thành phố lớn trong đó có Sài Gòn và Hà Nội đều phải thực hiện giãn cách xã hội, hàng quán buộc phải đóng cửa thì việc "í ới" rủ nhau đi ăn hàng là điều không thể. Thế nên mỗi khi thèm món ăn ngon ngon nào đó thì hội "ghét bếp, nghiện đồ ship" sẽ chọn ngay biện pháp gọi ship đồ ăn online.

Không thể phủ nhận những ảnh hưởng của dịch bệnh đến các ngành kinh tế nhưng người kinh doanh dịch vụ online, điển hình là bán đồ ăn online có vẻ "ăn nên làm ra".

Lượng khách mua đồ ăn online mùa dịch tăng vọt, có khách sẵn sàng trả phí ship cao gấp 2,3 lần

Có thể nói bán đồ ăn online là giải pháp để "sống chung với lũ", nhiều nhà hàng, thương hiệu lớn cũng phải chuyển sang bán online để hoạt động trong mùa dịch này như: Hadilao, Pizza 4Ps... Không thể phủ nhận mùa dịch này là cơ hội cho các tiệm bán đồ ăn phát triển, không chỉ với lượng khách mà với nhiều tiệm đây còn là cơ hội để có thêm lượng khách hàng mới.

Những thương hiệu lớn cũng đẩy mạnh hình thức bán online mùa dịch.

Theo chia sẻ của chị Nga, chủ một tiệm bán đồ ăn vặt: "Không thể phủ nhận lượng khách của mình trong mùa dịch này tăng lên một cách nhanh chóng.Vì có lẽ mọi người ở nhà nhiều mà mặt hàng mình bán là đồ khô, ai cũng có thể ăn được. Có những hôm, mình vừa đăng bài lên đã cháy hàng. Thậm chí, có hôm khách đòi ship muộn nên phí cao gấp 2 lần nhưng khách sẵn lòng trả dù chỉ ở trong cùng một quận".

Theo chia sẻ của quán MBox chuyên đồ Hàn - Gà Rán: "Từ đầu năm dịch đến giờ, tình hình kinh doanh của quán khá ổn định, không có ảnh hưởng gì mấy. Quán luôn chú trọng chất lượng và hình thức của sản phẩm khi đến tay khách hàng. Điều đó giúp quán mình tạo được niềm tin với tệp khách hàng cũ và tạo ấn tượng với tệp khách hàng mới".

Tìm được quán ngon, bán hàng có tâm nhưng lỡ xui thì "ăn xong muốn xỉu ngang luôn á!?"

Nhà nhà đua nhau kinh doanh đồ ăn online khiến nhiều người kêu "làm ơn hãy nấu cho họ hàng mình ăn trước rồi hãng đem bán"

Hiện nay, giãn cách xã hội không thể ra ngoài mua đồ ăn nên các thao tác mua bán đồ ăn, thực phẩm đều diễn ra qua hình thức online. Không thể phủ nhận việc kinh doanh đồ ăn online đem đến thu nhập khủng cho nhiều người. Vì vậy, mùa dịch này không ít người "start up" bằng kinh doanh đồ ăn online. 

Mấy ngày nay, đã không ít người chia sẻ tình huống khi gặp phải những đầu bếp online "không chuyên". Bạn THV chia sẻ: "Mình rất hiểu là dịch ai cũng muốn kiếm thêm thu nhập. Nhưng ai may mắn mua được nguyên liệu tự nấu tự ăn hay cho dòng họ ăn đi. Chứ nấu dở thì đừng có bán rồi đổ thừa dịch không đủ đồ có sao nấu vậy".

Đua nhau mở quán ăn online mùa dịch nhưng khách hàng lại nhắn gửi "xin hãy đặt cả tâm huyết, chứ ăn xong muốn xỉu ngang khỏi tỉnh luôn á" - Ảnh 3.

Đua nhau mở quán ăn online mùa dịch nhưng khách hàng lại nhắn gửi "xin hãy đặt cả tâm huyết, chứ ăn xong muốn xỉu ngang khỏi tỉnh luôn á" - Ảnh 5.

Vì là bán đồ ăn online, nhận hàng trả tiền không được thử trước nên không thể biết chất lượng như nào chỉ biết đặt niềm tin vào những hình ảnh và lời review của người bán. Nếu may mắn gặp được người có tay nghề cao thì không sao nhưng lỡ "xui" gặp phải quán bán đồ dở tệ thì đúng là trải nghiệm khó quên, "mua bực vào người".

Bạn H.L tín đồ của trà sữa chia sẻ khi mua online: "Làm ơn hãy tôn trọng trà sữa, nếu cảm thấy thèm quá thì hãng pha, và để trân trọng công sức ấy hãy để cho gia đình uống, đừng đem bán. Còn nếu đem bán thì hãy làm ơn, pha cho ngon, đừng lấy sữa ông thọ quậy cùng trà rồi pha thêm 100 ml nước sôi rồi bán 35.000 VNĐ/chai. Người uống trà sữa nhiều như mình cảm thấy rất buồn. Làm ơn hãy để mình vui chứ mua 3 chai trà sữa hết cả trăm ngàn mà uống không ra gì..."

Đua nhau mở quán ăn online mùa dịch nhưng khách hàng lại nhắn gửi "xin hãy đặt cả tâm huyết, chứ ăn xong muốn xỉu ngang khỏi tỉnh luôn á" - Ảnh 5.

Hàng quán "comeback" mùa dịch khiến nhiều người "tức anh ách"

Hàng quán "comeback" mùa dịch khiến nhiều người "tức anh ách"

Mấy ngày nay, những màn "bóc phốt" trên các hội nhóm hoạt động sôi nổi. Cụ thể, sau khi Hà Nội cho phép hàng quán được bán mang về ở một số quận huyện, cô gái đã đặt ngay miến ngan nhưng khi nhận về lại không có một miếng ngan nào.

Đua nhau mở quán ăn online mùa dịch nhưng khách hàng lại nhắn gửi "xin hãy đặt cả tâm huyết, chứ ăn xong muốn xỉu ngang khỏi tỉnh luôn á" - Ảnh 6.

Suất miến ngan chỉ có miến, mọc và măng.

Một trường hợp cũng chia sẻ khi gặp hoàn cảnh tương tự, chị Ánh chia sẻ: "Y chang mình rồi. Sáng đặt tô bún bò đặc biệt giò bò nạm chả 60.000 VNĐ, 2 tô 120.000 VNĐ. Chưa kể tiền ship nữa được mấy miếng thịt bò loe ngoe. Được cục xương không dính thịt nè không thấy giò ở đâu luôn".

Đua nhau mở quán ăn online mùa dịch nhưng khách hàng lại nhắn gửi "xin hãy đặt cả tâm huyết, chứ ăn xong muốn xỉu ngang khỏi tỉnh luôn á" - Ảnh 7.

Những tiệm ăn online này liệu có hoạt động được lâu dài khi hết dịch!?

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhiều người mất việc, thất nghiệp nên bán đồ online có thể là "cứu cánh" giúp có thêm thu nhập, lại dễ dàng hoạt động, không cầu kỳ. Nếu trước kia phải tìm hiểu, học Đông học Tây, tự tin nấu được ít nhất một món nào đó người ta mới dám mở tiệm nhưng hiện nay bán đồ ăn online lại không cần phải thế.

Do nhu cầu được ăn hàng của người dân lên cao sau thời gian dài phải ăn cơm nhà, lại thêm mục đích kiếm nhiều tiền hơn là chất lượng để thu hút khách nên mới có nhiều trường hợp đồ ăn dở, kém chất lượng tràn lan trên mạng. Hiện nay, chưa có quy định nào cấm việc bán đồ ăn online trên MXH. Nhưng để có thể phát triển được lâu dài, hết dịch mà vẫn có khách hàng tìm đến thì là một câu chuyện hoàn toàn khác, bởi về lâu dài điều giữ chân khách hàng là chất lượng. 

Sự "TÀN NHẪN" nhất lúc này không phải mua không được đồ ăn, mà là đặt trúng món nào ăn cũng dở, hậu quả của việc nhà nhà kéo nhau bán đồ ăn online!? - Ảnh 8.