Kết quả khi soi nước sôi để nguội dưới kính hiển vi

Nước được coi là "liều thuốc bổ miễn phí" của cơ thể, trong đó nước sôi để nguội là loại nước được các chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày bởi chúng không chứa đường, không chứa calo, vô cùng phù hợp để hỗ trợ cơ thể vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.

Tuy nhiên, không ít người vẫn đặt câu hỏi liệu nước khi đun sôi xong có diệt hết vi khuẩn hay không? Sau bao lâu thì vi khuẩn phát triển lại?

Để giải đáp những thắc mắc đó, tài khoản Tik Tok "Kính Hiển Vi" mới đây đã thực hiện clip soi nước sôi.

Thí nghiệm soi nước đun sôi dưới kính hiển vi.

Để người xem quan sát rõ hơn, chủ tài khoản đã dùng nước sông thay cho nước lã. Ở mức phóng đại 100 lần có thể thấy nước sau khi đun xong thì hầu như đã diệt được hết vi khuẩn.

Tuy nhiên:

- Sau 3-6 tiếng thì vi khuẩn đã bắt đầu phát triển trở lại.

- Sau 16 tiếng thì số lượng vi khuẩn đã tăng lên đáng kể.

- Sau 36 tiếng thì số lượng vi khuẩn đã tăng lên thậm chí ngang bằng số vi khuẩn có trong nước trước khi đun.

Vì vậy, chủ tài khoản này khuyên mọi người chỉ nên sử dụng nước đã đun sôi trong vòng 16 tiếng.

Bình luận về nước đun sôi để lâu, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Sau khi đun sôi, nước đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn, cùng các chất độc hại... tuy nhiên, nước càng để lâu càng bẩn vì đó là môi trường để vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Khi nước chứa nhiều vi sinh vật, trứng kí sinh trùng... mà được đun sôi lại, số vi khuẩn đó sẽ bị tiêu diệt, tạo thành nguồn thức ăn dồi dào để những vi sinh vật khác tiếp tục tấn công... Như vậy, nước đun sôi nhiều lần còn độc hại hơn nước chưa đun sôi.

co-nen-du-soi-nuoc-da-qua-xu-ly-tu-may-loc-nuoc-1.jpeg

Theo PGS Thịnh, nước chỉ nên đun sôi một lần và chỉ nên uống trong ngày. Nếu quá thời gian trên, các gia đình nên bỏ đi để đun lượng nước khác. Tuyệt đối không tích nước lọc cả tuần. Ngoài ra, vị chuyên gia cho rằng nước đun sôi chỉ nên đựng trong bình thủy tinh sạch, không nên đựng nước trong các chai nhựa tái chế, nhựa chất lượng kém.

3 loại nước lọc có thể gây ung thư, gây loét dạ dày

1. Nước lọc pha nhiều muối

Nước lọc hòa một chút muối được coi là thức uống có tác dụng khử trùng tốt. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn nên uống nhiều trong ngày, đặc biệt là khi bụng rỗng vì uống nước muối đồng nghĩa là bạn đang nạp thêm một khối lượng natri không nhỏ vào người, điều ấy có thể gây cao huyết áp, tổn thương thận...

Hơn nữa, trong lúc bụng rỗng mà uống nước muối sẽ khiến thực quản, niêm mạc dạ dày bị tác động, lâu ngày gây viêm loét.

2. Nước đá lạnh

Việc lạm dụng nước đá, nhất là khi vừa tập thể dục xong, đi ngoài nắng về hay là lúc vừa ngủ dậy buổi sáng... có thể gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, uống nước đá vào buổi sáng khi cơ thể chưa hoàn toàn tỉnh táo có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, gây đau họng, viêm thanh quản, viêm phế quản.

Phụ nữ đặc biệt không nên uống nước đá trong giai đoạn "đèn đỏ" vì có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, tổn thương tử cung.

do-uong-giup-giai-ruou-hieu-qua-b99bfe.jpeg

3. Nước quá nóng

Uống nước ấm rất tốt cho cơ thể nhưng nước quá nóng thì lại rất nguy hiểm, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã liệt kê việc tiêu thụ đồ uống nóng trên 65 độ C vào danh sách những tác nhân gây bệnh ung thư khoang miệng, hầu họng và thực quản. Đồ uống nóng có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản, cơ quan vốn dĩ rất mỏng manh. Sau nhiều lần bị tổn thương, các tế bào của niêm mạc có xu hướng tăng sinh, dày lên để chống lại sự kích thích của nước nóng. Cũng vì thế chúng ngày càng ít nhạy cảm, lâu dần sẽ biến đổi thành ung thư.

giam-mo-bung-sau-sinh-bang-nuoc-nong-mama-maia-spa.jpeg