Dù bạn có thể cho rằng mình không mơ, nhưng thực tế là ai ai cũng mơ khi ngủ. Chỉ có những người mắc những chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng thì mới không mơ. Dưới đây là một vài sự thật nho nhỏ về những giấc mơ mà bạn có thể chưa từng nghe tới.
1. Trầm cảm có thể khiến bạn mơ nhiều gấp 3 - 4 lần so với bình thường
Trầm cảm có thể gia tăng số lượng giấc mơ gấp vài lần.
2. Một trong số các giấc mơ phổ biến nhất là “bị rụng răng”
Giấc mơ "rụng răng" thường hay xảy ra ở phụ nữ, nhất là phụ nữ mãn kinh.
Theo trang Dream Moods thống kê, mơ bị rụng răng là trường hợp hay gặp nhất. Các viễn cảnh trong loại giấc mơ kiểu này bao gồm nhìn thấy răng vỡ vụn trong lòng bàn tay, rơi từng chiếc một chỉ bằng một cú vỗ nhẹ, mọc cong veo hoặc bắt đầu bị phân hủy.
Một giả thiết lý giải hiện tượng này đó là những giấc mơ “bị rụng răng” phản ánh nỗi lo lắng của bạn về ngoại hình của bản thân và hình ảnh người khác nghĩ về bạn. Nếu bạn có mơ như vậy, nó có thể bắt nguồn từ nỗi sợ cảm thấy không hấp dẫn, sợ bị từ chối tình cảm, hoặc sợ già đi.
Ngoài ra, cũng theo trang web này, một số giấc mơ hay gặp khác đó là mơ bị đuổi, bị lừa dối, bị rắn cắn, mơ được bay, mơ bị ngã, mơ mình qua đời, mơ thấy mình trần truồng và mơ đang làm bài kiểm tra. Mỗi giấc mơ này có thể phản ánh một nỗi lo hoặc mối quan tâm nào đó của bạn.
3. Bạn có thể tỉnh lúc mơ và có một thiết bị giúp bạn làm được điều đó
Thiết bị này có thể phát ra các tín hiệu giúp bạn nhận biết mình đang mơ.
Lucid Dream (Giấc mơ Sáng suốt, hay còn gọi là Mơ tỉnh) thường xuất hiện vào giai đoạn thứ 5 của giấc ngủ, Rapid Eye Movement - REM Sleep. Đối với Lucid dream, bạn hoàn toàn nhận thức rõ rằng bạn đang nằm mơ. Điểm thú vị là bạn thậm chí có thể kiểm soát những tưởng tượng của mình trong giấc mơ, và cho phép mình biến thành bất cứ ai hay thứ gì bạn mong muốn, hoặc giải quyết những điều bạn không thể làm được khi thức.
Để giúp bạn có thể tỉnh táo khi đang mơ, người ta mới phát minh một chiếc mặt nạ có thể sử dụng cảm ứng hồng ngoại để biết lúc nào bạn đang chìm trong giai đoạn REM để tạo ra các tín hiệu âm thanh và ánh sáng. Những tín hiệu này sẽ đi vào trong giấc mơ của bạn và khiến bạn nhận ra mình đang mơ.
4. Cơ thể chúng ta hoàn toàn tê liệt khi đang mơ
Khi rơi vào giấc ngủ REM, toàn bộ cơ thể chúng ta sẽ bị tê liệt và chỉ có đôi mắt cử động rất nhanh. Điều này là nhờ 2 chất dẫn truyền thần kinh (gamma-aminobutiric acid) là GABAa và GABAb, nhằm giúp cơ thể không phản ứng theo những gì đang mơ.
5. Chúng ta quên 90% những gì ta mơ
Theo tạp chí Scientific American, một người có trung bình 5 giấc mơ mỗi tối, có nghĩa là 1,825 giấc mơ mỗi năm. Tuy vậy, sau 5 phút đầu tiên sau khi tỉnh lại, chúng ta sẽ quên đi 50% những gì đã mơ và sau 10 phút, con số đó là 90%.
Lí do tại sao chúng ta quên điều mình mơ thì chưa có lời giải thích rõ ràng, tuy nhiên chúng ta có thể giúp mình nhớ lại giấc mơ nếu viết lại nội dung giấc mơ ngay sau khi mở mắt.
6. Trong giấc mơ, ta chỉ nhìn thấy những khuôn mặt mà ta đã từng gặp
Bộ não của chúng ta không thể tạo ra các khuôn mặt mới, nên những người ta nhìn thấy trong giấc mơ đều là có thật và đã từng thấy ở ngoài đời nhưng chẳng qua là không nhớ hoặc không quen biết. Chúng ta đã nhìn thấy hàng trăm ngàn khuôn mặt trong suốt cuộc đời mình, vì thế bộ não có một nguồn cung cấp vô hạn để có thể dựa vào đó và tạo ra những nhân vật trong mơ.
7. Các giấc mơ thường mang tính biểu tượng
Mơ thấy xe cứu hỏa có thể mang nghĩa là bạn muốn được chữa lành một vết thương lòng.
(Nguồn: Detechter, Dreammoods)