Từ những khuôn mặt tím tái vì lạnh và ước nguyện được nghe nhạc…

Cô ca sĩ 33 tuổi Thái Thùy Linh không chỉ được biết đến trong lĩnh vựa âm nhạc, tên cô còn được gắn liền với hai chương trình từ thiện lớn Mặc ấm và Mang âm nhạc đến bệnh viện.

Thùy Linh chia sẻ, lần đầu tiên tham gia trong đoàn từ thiện đến tỉnh Yên Bái, thấy các em học sinh tím tái trong những manh áo mỏng, co ro trong cái rét tái tê, cô đã tự hỏi: “Dưới xuôi nhiều lúc đồ mình vẫn còn tốt mà dùng mãi không hết, nhiều lúc muốn cho đi mà không biết chuyển đi đâu tại sao mình không đứng ra làm cầu nối để đón nhận những bộ quần áo đó để chuyển lên miền núi cho các em?”. Từ đó, chương trình “Mặc ấm - vì học sinh nghèo dân tộc miền núi” đã ra đời nhằm quyên góp quần áo giúp học sinh vùng cao chống chọi với cái rét buốt khi đến trường... Tính đến nay, cô cùng cộng sự đã chuyển hơn 130 tấn quần áo các loại, hàng trăm nghìn tập vở, sách, bút lên cho học sinh vùng núi phía Bắc.

“Sự tích” của những chiến dịch tình nguyện lớn 1
Ca sĩ Thái Thùy Linh cùng trẻ em vùng cao trong chương trình Mặc ấm (Ảnh Tiền Phong)

Trong một lần khác cùng bạn đến Bệnh viện Bỏng quốc gia để tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại đây, cô nghe bác sĩ tâm sự: trong quá trình điều trị bệnh nhân và các y, bác sĩ đều phải chịu rất nhiều mệt mỏi, căng thẳng, nếu được nghe tiếng hát thì còn gì bằng... Ngay sau đó, chương trình “Mang âm nhạc đến bệnh viện” ra đời vào tháng 12/2011. Đây cũng là một chương trình ca nhạc từ thiện được tổ chức liên tục, phi lợi nhuận, lần lượt phục vụ miễn phí cho tất cả các bệnh viện - trung tâm y tế trọng điểm trên toàn quốc. Chương trình này được rất nhiều cấp, ban ngành, tổ chức, cá nhân tham gia.

Mang âm nhạc đến bệnh viện đã biến lời ca tiếng hát thành những niềm vui, tiếng cười, động lực cho các bệnh nhân có thêm sức mạnh vượt qua thời gian khó khăn điều trị tại đây. Đồng thời, số tiền quyên góp được từ hòm từ thiện đặt trực tiếp trong chương trình đã được chia đều cho các bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại bệnh viện.

Đi từ ý tưởng ban đầu, đến mức chuyện nghiệp bài bản, giờ đây chương trình “Mặc ấm” hay “Mang âm nhạc đến bệnh viện” đã có website, Fanpage được nhiều người biết đến và là từ khóa quen thuộc của google.

Mùa hè xanh bắt nguồn từ Ánh sáng văn hóa hè

Năm 1994, mô hình chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè ra đời từ sáng kiến của Đoàn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Sáng ngày 05/7/1994, 740 chiến sĩ là sinh viên thuộc 10 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố đã ra quân thực hiện chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè năm 1994 tại 11 xã của huyện Bình Chánh, nơi có tỷ lệ mù chữ cao lúc bấy giờ. Trong gần ba tháng hè, các chiến sĩ đã tổ chức lớp và trực tiếp giảng dạy, xóa mù cho 483 người ở mức 1 và 504 người ở mức 2 (theo chuẩn xóa mù lúc đó). Trong những năm tiếp theo, chiến dịch phát triển nhanh, với sự tham dự của 2.110 chiến sĩ vào năm 1995 và 2.469 chiến sĩ vào năm 1996. Các con số tương ứng vào năm 2000 là hơn 13.000 chiến sĩ và năm 2005, năm đỉnh cao của phong trào, là 132.000 chiến sĩ. Từ địa bàn huyện Bình Chánh, chiến dịch được mở rộng ra các huyện ngoại Thành, đến cả huyện Đồng Phú (tỉnh Sông Bé cũ, nay là Bình Phước).

“Sự tích” của những chiến dịch tình nguyện lớn 2

Không dừng lại ở công tác xóa mù chữ, các hoạt động tình nguyện từng bước được mở rộng, năm 1997, chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè được mở rộng quy mô, địa bàn và lực lượng, đổi tên thành chiến dịch Mùa hè xanh. Với nội dung phong phú hơn, hình thức đa dạng hơn, chiến dịch Mùa hè xanh tham gia thực hiện các mục tiêu mang tính toàn diện, từ xây dựng cầu đường nông thôn đến hoạt động bảo vệ môi trường, từ tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông thôn, vùng sâu, vùng xa đến mắc điện kế, xây dựng các điểm sáng văn hóa… Cùng với việc mở rộng nội dung với lực lượng đông hơn là việc mở rộng địa bàn đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên, hai nước bạn Lào và Campuchia.

1 áo dài trắng thành 100.000 chiếc áo và 2 tỷ đồng học bổng

Thầy Nguyễn Văn Cải (hiệu phó trường THPT Quang Trung - Củ Chi) vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó và bất hạnh - không có cha và mẹ bị bệnh tâm thần. Từ nhỏ thầy đã phải vừa học vừa làm, vất vả trăm bề. Có đôi lúc, thầy nghĩ mình sẽ phải bỏ cuộc vì nghèo khó. May thay có nhiều nhà hảo tâm đã chung tay giúp đỡ. Hàng xóm láng giềng tặng gạo, thực phẩm, những thầy cô ở ngôi trường cấp 3 đã góp tiền giúp học trò Cải sửa lại mái nhà, kéo điện thấp sáng. Bằng tất cả nổ lực và muốn tri ơn đời, thầy Cải đã thi đậu Thủ khoa toàn huyện trong kì thi tốt nghiệp, sau đó đậu 3 trường đại học: Sư phạm TPHCM, Luật và Khoa học xã hội & Nhân văn. Sau bao khó khăn, nổ lực hiện thầy Cải đang là hiệu phó trường THPT Quang Trung - ngôi trường nơi thầy từng học, từng được yêu thương. Và thầy cũng đang sống bằng tất cả yêu thương và trách với học trò. Năm học mới này, thầy đã được biết đến hoàn cảnh của em Trần Ngọc Phương Linh (THPT Lương Thế Vinh). Phương Linh hiện cũng chỉ sống cùng mẹ là bà Trần Thị Yến Thanh trong căn nhà thuê tạm ở P. Cầu Kho, Q.1. Nhà chỉ có hai mẹ con nhưng mấy năm nay sức khỏe bà Thanh đã yếu dần do căn bệnh ung thư quái ác. Căn bệnh phát sinh ở vùng mũi giờ đã di căn sang nội tạng. Cô học trò nhỏ Phương Linh phải vừa học vừa làm mong có tiền lo thang thuốc cho mẹ. Ở tương lai xa hơn, cô bé muốn trở thành bác sĩ để chữa bênh cho mẹ và nhưng người nghèo khó khác. Biết được hoàn cảnh của Linh, thầy Cải đã gửi đến tặng em 1 chiếc áo dài để kịp bắt đầu năm học mới và 1 áo blouse trắng nhằm động viên em vững tin hơn vào ước mơ của mình.

“Sự tích” của những chiến dịch tình nguyện lớn 3

Phương Linh và Thầy Nguyễn Văn Cải Câu chuyện chiếc áo trắng trên đã khiến nhiều người xúc động. Đó là một tia sáng để Công ty TNHH Unilever Việt Nam khiến chúng tôi thực hiện dự án Quỹ “Viso - Áo trắng mới, khởi đầu mới”, với mong muốn trao tặng 2 tỷ đồng học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi và phát động chương trình trao tặng 100.000 chiếc áo đồng phục trắng”.

“Sự tích” của những chiến dịch tình nguyện lớn 4