Ông Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục ATTP cho biết, ngay sau khi có thông tin sản phẩm sữa dê Danlait là “giả”, có xuất xứ từ Trung Quốc, ngày 21/2, Cục ATTP đã gửi công văn tới Đại sứ quán Pháp tại VN đề nghị xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm sữa dê Danlait.
Ngày 25/2, Tổng cục Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Nông lương và Lâm sản của Pháp đã có văn bản trả lời Cục An toàn Thực phẩm (thông qua đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) về việc xác nhận các sản phẩm sữa dê Danlaint do Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu được lưu hành tại Pháp và tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn thực phẩm tại quốc gia này.
Sữa dê Danlait.
Như vậy, qua kết quả kiểm tra hồ sơ công bố, hồ sơ nhập khẩu của công ty và văn bản trả lời chính thức của cơ quan có thẩm quyền tại Pháp, Cục An toàn Thực phẩm khẳng định sản phẩm sữa dê Danlaint do Công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm nhập khẩu là sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu nguyên lon về Việt Nam, từng lô hàng khi nhập khẩu về Việt Nam đều được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thú y và hoàn thành thủ tục thông quan hợp lệ, hợp pháp.
Về việc ghi nhãn phụ sản phẩm, qua kiểm tra hồ sơ công bố tại Cục An toàn Thực phẩm cho thấy công ty thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, theo thông tin từ cơ quan quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện công ty đã ghi nhãn phụ sản phẩm không đúng với hồ sơ công bố khi lưu thông sản phẩm trên thị trường: không ghi cụm từ “thực phẩm bổ sung” trước tên sản phẩm.
Về vấn đề ghi nhãn mác không đúng này, Cục Trưởng Cục An toàn Thực phẩm Trần Quang Trung khẳng định, vấn đề ghi nhãn mác không đúng thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, bởi họ ghi không đúng với những thông tin công bố với Cục.
Về việc áp dụng văn bản, ông Giang cho hay, hiện tại Bộ Y tế đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm như sữa bột, sữa nước, sữa chua, các sản phẩm từ sữa như bơ, pho mát, bột whey, cream bột, các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ. Do vậy, áp chỉ tiêu hàm lượng protein sữa tối thiểu là 34% đối với các sản phẩm sữa bột (sữa bột nguyên chất, sữa bột đã tách một phần chất béo, sữa bột gầy và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật) thuốc đối tượng áp dụng của QCVN 5-2:2010/BYT vào các sản phẩm khác, trong đó có thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ là không đúng.
Về các quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ từ 0-36 tháng tuổi: các quy chuẩn này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6/2013. Như vậy, các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước đây đều phải công bố lại theo các quy chuẩn nêu trên khi các giấy này hết hiệu lực (theo quy định tại Điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 19/2012/TT-BYT).
Hãy đi đến tận cùng vụ việc sữa dê Danlait với Afamily