Những người dễ bị đột quỵ trong những ngày nắng nóng
Bất cứ ai cũng có thể bị kiệt sức và đột quỵ do nắng nóng, tuy nhiên một số người có nguy cơ bị cao hơn, bao gồm:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi
- Người mắc bệnh tiêu chảy, do người dễ bị mất nước hơn
- Những người ở vùng khí hậu mát mẻ di chuyển tới các vùng có khí hậu nắng nóng (vì phải mất thời gian để cơ thể của họ làm quen với nhiệt độ môi trường mới). Những người ở những vùng có độ ẩm cao thì cơ chế toát mồ hôi cũng kém hiệu quả hơn vì thế lượng nhiệt đào thải ra ngoài cơ thể thấp hơn
- Những người đang bị một số bệnh nhất định, ví dụ như bệnh tiểu đường, béo phì và suy tim mãn tính
- Những người uống quá nhiều rượu, gây ra hiện tượng đào thải nước trong cơ thể
Nhận biết triệu chứng đột quỵ
Bất cứ ai cũng có thể bị kiệt sức và đột quỵ do nắng nóng, tuy nhiên một số người có nguy cơ bị cao hơn, bao gồm:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi
- Người mắc bệnh tiêu chảy, do người dễ bị mất nước hơn
- Những người ở vùng khí hậu mát mẻ di chuyển tới các vùng có khí hậu nắng nóng (vì phải mất thời gian để cơ thể của họ làm quen với nhiệt độ môi trường mới). Những người ở những vùng có độ ẩm cao thì cơ chế toát mồ hôi cũng kém hiệu quả hơn vì thế lượng nhiệt đào thải ra ngoài cơ thể thấp hơn
- Những người đang bị một số bệnh nhất định, ví dụ như bệnh tiểu đường, béo phì và suy tim mãn tính
- Những người uống quá nhiều rượu, gây ra hiện tượng đào thải nước trong cơ thể
- Đau đầu, chóng mặt
- Hoa mắt, khó thở
- Tim đập nhanh đột ngột
- Da khô, môi khô, khát nước
- Buồn nôn, nôn ói.
Khi có những triệu chứng trên, bạn cần lập tức tránh nắng và làm hạ nhiệt độ cơ thể như lau người bằng nước ấm, uống nước ấm, hít thở sâu, cố thư giãn.
Cách phòng ngừa đột quỵ trong mùa nóng
- Uống nhiều nước: Không gì quan trọng hơn việc cung cấp đủ nước cho cở thể, nhất là trong những ngày nắng nóng. Cơ thể bạn cần nước để đào thải chất độc, thanh nhiệt, điều hòa nhiệt độ và hỗ trợ cho các hoạt động cơ bản khác.
- Mặc quần áo màu sáng, chất liệu mát: Tuyệt đối không mặc những bộ đồ ôm sát, gây nóng, ngạt khi ra nắng. Một bộ đồ có màu sáng sẽ giúp bạn chống nóng tốt hơn.
- Bảo vệ cơ thể: Luôn nhớ bảo vệ cơ thể khi ra nắng bằng cách thoa kem chống nắng, đội mũ, đeo kính chống chói.
- Không ra ngoài trời: Nếu có thể, tốt nhất không nên tham gia các hoạt động vận động ngoài trời từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Vào thời điểm này nắng chứa nhiều tia tử ngoại nhất, chưa kể nhiệt độ cao kết hợp với những trò vận động quá sức sẽ khiến bạn nhanh mệt và dễ bị cơn đột quỵ tấn công.
- Vận động hợp lý: Không tập thể dục quá nhiều trong mùa nóng, đặc biệt không nên tập thể dục trong phòng kín không có máy điều hòa hay cửa sổ.