Quá ngọt
Đường giúp cho món ăn có vị ngọt, cải thiện dinh dưỡng, tăng cường năng lượng, bảo tồn sự cạn kiệt glycogen của cơ bắp, giảm tỷ trọng protein và các axit béo. Nước đường cũng có tác dụng kích thích dạ dày giúp tiêu hóa tốt hơn. Trong nấu nướng, đường còn được dùng để làm tăng màu sắc hấp dẫn cho món ăn.
Đường là một gia vị thiết yếu cho gia đình, nhưng ẩn sau vị ngọt của đường là mối đe dọa tiềm năng đối với sức khỏe con người. Những người thích ăn đồ ngọt hay có chế độ ăn uống nhiều đường thường mắc nhiều bệnh do lượng đường dư thừa. Ăn nhiều ngọt có thể gây sâu răng, dẫn đến béo phì, xơ vữa động mạch, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, và thậm chí thúc đẩy cả ung thư vú và ung thư khác. Bệnh nhân tiểu đường và viêm gan nên hạn chế lượng đường càng ít càng tốt.
Quá mặn
Vị mặn là cơ sở cho phần lớn các hương vị phức tạp. Từ khoảng 5.000 năm trước muối đã được công nhận và tiêu thụ. Muối không chỉ giúp có món ăn ngon, làm nền tảng cho các vị chua, nóng và ngọt mà còn giúp cho những hương vị đó phong phú và ngon miệng hơn.
Các thành phần chính của muối là natri clorua, một lượng nhất định hàng ngày giúp duy trì trao đổi chất, điều chỉnh cân bằng acid-base dịch thể và thúc đẩy sự phát triển cũng như tăng trưởng của tế bào. Ngoài ra, i-ốt trong muối cũng tốt cho tuyến giáp. Thông thường súc miệng bằng nước muối không chỉ hỗ trợ điều trị đau họng, đau răng và bệnh răng miệng khác mà còn giúp phòng ngừa cảm lạnh. Sáng sớm thức dậy uống một ly nước muối có thể chống táo bón. Tuy nhiên, không nên dung nạp quá 6gram muối (1 thìa cà phê) mỗi ngày.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu ung thư Quốc gia Nhật trên 40.000 người cho thấy, những ai thường xuyên ăn mặn đã có nguy cơ bị ung thư bao tử cao gấp 2 lần so với những người khác. Trong khi đó, một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Y tế Mỹ công bố ngày 16/2 lại cho thấy, ăn mặn còn làm tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và bệnh thận.
Ăn chua
Giấm giúp khử tanh, mùi dầu mỡ và tăng hương vị cho nhiều món ăn. Giấm có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Giấm cũng có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, thúc đẩy sự tiết dịch tiêu hóa, đồng thời có tác dụng khử trùng mạnh. Trong vòng 30 phút đi vào cơ thể, giấm có thể tiêu diệt khuẩn salmonella, E. coli và vi khuẩn có hại khác. Đun sôi giấm trong phòng giúp khử trùng mạnh, có một số tác dụng phòng ngừa cảm lạnh. Súc miệng với nước giấm nhẹ giúp hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả.
Ngon miệng, dễ ăn... nhưng đồ chua lại tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe nếu sử dụng không khoa học. Ăn chua quá mức còn làm men răng của bạn bị bào mòn nhanh, dễ sâu răng. Nếu ăn nhiều đồ chua trong khi khẩu phần thức ăn mất cân đối, bạn rất dễ bị thiếu máu, cơ thể không đủ sức đề kháng bệnh tật. Người bị bệnh thận khi ăn khế chua hoặc uống nước ép khế có thể bị ngộ độc, thậm chí là tử vong. Những người bị đau dạ dày nếu ăn chua nhiều, bệnh sẽ nặng hơn, dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng. Nếu ăn chua khi đói, lượng a-xít trong dạ dày tăng cao, kích thích bộ phận này tiết ra nhiều dịch vị gây cảm giác khó chịu và buồn nôn.
Quá cay
Chất capsaicin trong ớt có thể tăng cường sự thèm ăn được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn. Ớt còn chứa nhiều chất alkaloid có thể kích thích niêm mạc miệng, thúc đẩy bài tiết nước bọt và nhu động dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn. Nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra ớt cũng có lợi cho đường hô hấp, điều trị cảm lạnh thông thường.
Tuy nhiên, ăn nhiều cay cũng có mặt trái. Nó gây thiệt hại hệ thống thần kinh, loét đường tiêu hóa. Chất Capsaicin có trong ớt có thể gây viêm mô niêm mạc của dạ dày và ruột nếu hàm lượng đủ lớn. Ớt hay các loại thức ăn cay nói chung đều có một mức độ cay nhất định nào đó đủ để kết liễu cuộc đời chúng ta, Paul Bosland, giáo sư thực vật nhiệt đới thuộc trường Đại học New Mexico, đồng thời là giám đốc Chile Pepper Institute, người đã tìm ra loại ớt cay nhất thế giới nói.