Khoảng tuần thứ 15-20 của thai kỳ, nhiều thai phụ được chỉ định làm xét nghiệm kiểm tra dị tật thai. Một trong số những xét nghiệm đó là Alpha – Fetoprotein test (AFP). AFP là một dạng xét nghiệm máu của mẹ, từ đó chẩn đoán những bất thường từ bào thai.
Tìm hiểu xét nghiệm AFP
Alpha – Fetoprotein (AF) là chất được sản xuất bởi bào thai. AF sẽ ngừng được sản sinh khi bé chào đời. AF được bài tiết bình thường sẽ được hòa lẫn vào máu mẹ. Đó là lý do vì sao xét nghiệm AFP (lấy mẫu máu từ mẹ) có khả năng dự đoán được bất thường liên quan đến bào thai.
Nếu hàm lượng AFP cao thì những nguy cơ với sức khỏe mẹ và bé là:
- Nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé.
- Thiếu nước ối.
- Nguy cơ bé mắc hội chứng Down.
Xét nghiệm AFP thường hiếm khi được tiến hành một mình. Nó là một trong số bộ ba của “triple test”. Quá trình làm xét nghiệm thường không gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu, thường trên tĩnh mạch ở cánh tay thai phụ. Tỷ lệ chính xác của AFP khoảng 80%. Một số người mẹ được chẩn đoán khả năng dị tật ở bào thai nhưng có thể sinh ra các bé hoàn toàn bình thường. Đây là tỷ lệ “chấn đoán nhầm” của xét nghiệm.
Xử trí khi có kết quả AFP bất thường
Khi có kết quả AFP bất thường, thai phụ được tiến hành siêu âm. Qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ xem nguyên nhân nào gây nên những bất thường cho bào thai. Nếu câu trả lời chưa sáng tỏ, thai phụ sẽ được chỉ định chọc dò ối.
Tìm hiểu xét nghiệm AFP
Alpha – Fetoprotein (AF) là chất được sản xuất bởi bào thai. AF sẽ ngừng được sản sinh khi bé chào đời. AF được bài tiết bình thường sẽ được hòa lẫn vào máu mẹ. Đó là lý do vì sao xét nghiệm AFP (lấy mẫu máu từ mẹ) có khả năng dự đoán được bất thường liên quan đến bào thai.
Nếu hàm lượng AFP cao thì những nguy cơ với sức khỏe mẹ và bé là:
- Nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé.
- Thiếu nước ối.
- Nguy cơ bé mắc hội chứng Down.
Xét nghiệm AFP thường hiếm khi được tiến hành một mình. Nó là một trong số bộ ba của “triple test”. Quá trình làm xét nghiệm thường không gây hại cho sức khỏe mẹ và bé. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu, thường trên tĩnh mạch ở cánh tay thai phụ. Tỷ lệ chính xác của AFP khoảng 80%. Một số người mẹ được chẩn đoán khả năng dị tật ở bào thai nhưng có thể sinh ra các bé hoàn toàn bình thường. Đây là tỷ lệ “chấn đoán nhầm” của xét nghiệm.
Xử trí khi có kết quả AFP bất thường
Khi có kết quả AFP bất thường, thai phụ được tiến hành siêu âm. Qua đó, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ xem nguyên nhân nào gây nên những bất thường cho bào thai. Nếu câu trả lời chưa sáng tỏ, thai phụ sẽ được chỉ định chọc dò ối.
Theo Ngọc Huê
Mevabe/Justmomies
Mevabe/Justmomies