Tùy thuộc vào trọng lượng và độ tuổi mà lượng nước cần cho cơ thể ở mức khác nhau. Bình thường, ở cơ thể người trưởng thành, lượng nước chiếm 50-65%. Tỷ lệ nước ở trẻ cao hơn nhiều, thường khoảng 75-78%, giảm đến 65% khi thêm 1 tuổi. Nước rất quan trọng với chức năng hoạt động của cơ thể. Nếu không uống đủ nước, tình trạng thiếu nước diễn ra sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn.
Một số hậu quả do tình trạng thiếu nước gây ra có thể là:
1. Mệt mỏi: Nước là nguồn quan trọng nhất trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mất nước có thể khiến cho hoạt động của các enzym trong cơ thể bị chậm lại, dẫn đến mệt mỏi.
Ảnh minh họa
2. Hen suyễn và dị ứng: Khi thiếu nước, cơ thể bạn sẽ hạn chế đường thở như một cách để tiết kiệm nước. Trong thực tế, tỷ lệ histamine được sản xuất bởi cơ thể tăng theo cấp số nhân khi cơ thể mất nhiều nước. Do đó, tình trạng hen suyễn và dị ứng càng tăng.
3. Cao huyết áp: Bình thường, khi cơ thể đủ nước, nước sẽ chiếm 92% trong máu. Khi mất nước, máu trở nên đặc hơn, lưu thông kém hơn nên dễ gây tăng huyết áp.
4. Cholesterol cao: Khi cơ thể bị mất nước, nó sẽ sản xuất nhiều cholesterol để ngăn chặn sự mất nước từ các tế bào.
5. Rối loạn về da: Mất nước làm cho chức năng loại bỏ các chất độc qua da bị suy giảm và khiến cho da dễ bị tổn thương cũng như mắc các loại rối loạn da, bao gồm viêm da, bệnh vẩy nến, nếp nhăn sớm và da đổi màu...
Ảnh minh họa
6. Rối loạn tiêu hóa: Tình trạng thiếu nước dẫn đến thiếu kiềm và các khoáng chất khác như canxi, magiê... có thể dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét, viêm dạ dày và trào ngược axit.
7. Có vấn đề ở bàng quang và thận: Cơ thể mất nước, các độc tố và chất thải axit tích tụ lại tạo ra một môi trường vi khuẩn phát triển mạnh, ảnh hưởng đến bàng quang và thận, dễ dẫn đến nhiễm trùng, viêm và đau.
8. Táo bón: Khi thiếu nước, đại tràng là một trong những khu vực chính của cơ thể rút nước để cung cấp chất lỏng cho các cơ quan chức năng quan trọng khác. Nếu không có đủ nước, chất thải di chuyển qua ruột lớn chậm hơn dẫn đến táo bón.
9. Đau khớp hay cứng khớp: Tất cả các khớp có đệm sụn trong đó bao gồm chủ yếu là nước. Khi cơ thể bị mất nước, sụn bị suy yếu và khó sửa chữa nếu bị tổn thương, từ đó dẫn tới đau hay cứng khớp.
10. Tăng cân: Khi thiếu nước, các tế bào đang bị cạn kiệt năng lượng. Kết quả là bạn có xu hướng ăn nhiều hơn, thậm chí mất kiểm soát, gây ra tăng cân.
11. Lão hóa sớm: Khi mãn tính mất nước, các cơ quan của cơ thể, bao gồm cả cơ quan lớn nhất là da, bắt đầu nhăn và khô. Do đó, nguy cơ lão hóa sớm là khó tránh.
(Nguồn: NaturalSun)