Các bệnh ung thư, được gọi là ung thư hạch anaplastic tế bào lớn, tấn công những hạch bạch huyết và da đã được tìm thấy trong các mô sẹo mọc xung quanh những túi cấy ghép. FDA đang yêu cầu các bác sĩ báo cáo tất cả các trường hợp ung thư vú để có thể nắm rõ tình hình hơn, đồng thời đưa ra lời khuyên:
"Phụ nữ cần theo dõi tình trạng sau nâng ngực và liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào".
Hầu hết các trường hợp được báo cáo do bệnh nhân tìm đến cơ sở y tế để được giảm đau và chăm sóc vì bị sưng tấy sau khi nâng ngực.
Năm 1992, FDA đã cấm cấy ghép vú silicone vì cho rằng các nhà sản xuất đã không cung cấp đầy đủ các dữ liệu y tế về tính an toàn và hiệu quả của các sản phẩm này. Vào thời điểm đó, rất nhiều nghi ngại cho rằng việc cấy ghép vú silicon là nguyên nhân của nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư vú, bệnh lupus cũng như các trường hợp bị vỡ túi đặt.
Tuy nhiên, đến năm 2006, các sản phẩm cấy ghép được cho phép dùng trở lại sau khi hầu hết các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa cấy ghép vú silicone và bệnh tật. Việc phê duyệt đi kèm với điều kiện các công ty phải hoàn thành 10 năm nghiên cứu về sản phẩm cũng như tiến hành nghiên cứu về sự an toàn của nó khi cấy ghép ở 40.000 phụ nữ.
Tuy nhiên, đến năm 2006, các sản phẩm cấy ghép được cho phép dùng trở lại sau khi hầu hết các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa cấy ghép vú silicone và bệnh tật. Việc phê duyệt đi kèm với điều kiện các công ty phải hoàn thành 10 năm nghiên cứu về sản phẩm cũng như tiến hành nghiên cứu về sự an toàn của nó khi cấy ghép ở 40.000 phụ nữ.