Hầu hết mọi người khi gặp tình trạng sưng, viêm hay tổn thương thì đều dùng nước đá hoặc miếng dán có nhiệt hoặc túi nhiệt để chườm hoặc dán. Đây là phương pháp điều trị không cần toa kê của bác sĩ và được sử dụng trong nhiều thế kỷ nay.

Tuy nhiên, cần hiểu rõ khi nào thì nên chườm nóng và khi nào thì nên chườm lạnh. Bởi trong một số trường hợp, cùng là tình trạng bệnh nhưng có bác sĩ lại chỉ định chườm nóng, có bác sĩ lại khuyên nên chườm lạnh. Ví dụ như một bệnh nhân bị viêm gân cơ mà tôi được biết, sau khi đi khám thì bác sĩ khuyến cáo nên dùng tấm chườm sưởi ấm để điều trị. Trong khi một người thân khác của tôi cũng mắc chứng như vậy thì lại được bác sĩ khkacs khuyên nên chườm nước đá ngay lập tức.

Đúng là mâu thuẫn. Nhưng để hiểu rõ hơn vấn đề chúng cần phải hiểu được cơ chế điều trị bằng lạnh hoặc nóng và hiệu quả của nó là gì? Chúng có tác dụng giảm đau thế nào?
 

Khi nào thì nên chườm nóng?

Trái tim liên tục bơm máu cho tất cả các bộ phận cơ thể chúng ta để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy. Nếu bạn bị thương, xu hướng tất yếu của cơ thể là máu và các chất dinh dưỡng sẽ được bổ sung để cung cấp cho phần bị thương giúp chống lại các kháng thể và thúc đẩy quá trình chữa bệnh tự nhiên. Lúc này, chườm nhiệt được sử dụng để điều trị chấn thương dài hạn hoặc những chấn thương không phải là mới. Nhiệt độ sẽ giúp nở các mạch máu để cải thiện lưu thông máu ở phần bị thương và đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

Bạn cũng có thể chườm lạnh cho những bệnh mãn tính, ngay trước khi tham gia bất kì hoạt động thể chất nào. Nhiệt độ giúp thư giãn và thả lỏng cơ bắp. Nó điều chỉnh lưu lượng máu và làm cho các khu vực bị chấn thương có thể sẵn sàng cho các hoạt động cụ thể.

Một số lưu ý khi chườm nóng:

- Gói chườm không quá nóng
- Nên chườm vùng bị tổn thương qua một lớp quần áo
- Không chườm quá lâu
 

Khi nào thì nên chườm lạnh?
 
Chườm nước đá hay chườm lạnh “làm việc” hoàn toàn ngược lại so với chườm nhiệt (chườm nóng). Chườm nước đá thường được áp dụng lên các chấn thương đột ngột hoặc cấp tính, bởi nó giúp giảm sưng hoặc chảy máu, nếu có. Chườm lạnh hạn chế dòng chảy của máu trong khu vực được chườm. Điều quan trọng nhất là khi chườm lạnh sẽ có tác dụng gây tê, giảm áp lực cơ thể trên vết thương và giảm đau.

Nó cũng giúp cơ thể tập trung tốt hơn vào việc duy trì một tốc độ ổn định trong quá trình chữa bệnh. Vì vậy, bạn có thể điều trị chườm lạnh hiệu quả cho những chấn thương như bong gân hoặc vết bầm tím kèm theo chảy máu để hạn chế sưng và đau.

Một số lưu ý khi chườm lạnh:

- Không bao giờ sử dụng nước đá trực tiếp lên vết thương mà nên dùng một túi nước đá, hoặc đặt một số viên đá trong một túi nhựa hoặc bọc nó trong một chiếc khăn và đặt lên vùng bị thương
- Sau khi đặt túi nước đá vào vết thương, kiểm tra sự thay đổi về màu da. Nếu nó chuyển sang màu hồng tươi, bỏ gói chườm ra. Chườm liên tục cho đến khi da chuyển về màu bình thường
- Chườm nước đá cũng có thể giúp điều trị bỏng da và mụn trứng cá
- Chườm lạnh cũng có thể làm giảm lưu lượng máu, nên tránh sử dụng cho những vùng bị coi là lưu thông máu kém

Mặc dù chườm, nóng chườm lạnh là hai giải pháp đều có tác dụng phục hồi vết thương nhanh chóng nhưng cơ chế phục hồi bệnh lại hoàn toàn khác nhau. Một điều cần lưu ý chung ở đây là không nên chườm quá lâu dù là chườm nóng hay chườm lạnh bởi đây không phải là giải pháp điều trị bệnh lâu dài, nó chỉ là một cách giảm đau và hạn chế thương tổn tạm thời. Để điều trị bệnh lâu dài, cách tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ.