Loài kiến cực kỳ độc hại 
 
Theo ThS. BS Hoàng Văn Hội, Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Thừa Thiên - Huế, kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), Bộ Colleoptera (Cánh cứng), Lớp Insecta (Côn trùng), Ngành Động vật. 
 
Về mặt hình thái học của loại côn trùng này rất đặc biệt: thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm), nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong... 
 
Loài kiến này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có một đốt màu đỏ, bay và chạy rất nhanh; cơ thể đôi khi màu cam tối màu, hay sậm màu và nhọn ở vùng bụng, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra).

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang

 Kiến ba khoang (Paederus fuscipes Curtis) - ảnh do BS Hoàng Văn Hội, Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Thừa Thiên - Huế, cung cấp.
 
Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng. Trong thân kiến có chất Pederine (C24H43O9N), có thể gây cháy, bỏng da giống như chất cangtadin của sâu ban miêu và chất phospho ở "con giời".

Trong suốt mùa mưa, bão, lũ lụt các loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ thì vào ban đêm, kiến khoang theo côn trùng, theo ánh đèn bay vào nhà.
 
Những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, thân mình vô tình giơ tay đập, quệt, chà sát côn trùng và chất Pedirine có trong côn trùng rơi vào da. Có khi côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo.
 
Người bệnh không chú ý, chà xát phải côn trùng gây thành viêm da bọng nước (có trường hợp người bệnh giết côn trùng và đưa tay quết lên da và tạo thành vết thương). 
 
Ở Việt Nam, chúng được phát hiện cách đây nhiều năm ở các khu chung cư cao tầng: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm. 
 
Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang
Chung cư tại phường Hương Sơ sát đồng ruộng là môi trường tốt cho kiến ba khoang "tấn công" người dân.
 
Bệnh do kiến ba khoang gây ra không gây nguy hiểm đến tính mạng nên không nên quá lo sợ, chủ yếu gây tổn thương trên da. Vị trí viêm da là vùng đầu mặt, cổ, tay, chân, hông lưng. Đặc biệt tổn thương da nặng nhất, lan tỏa rộng nhất ở vùng da mềm.
 
Triệu chứng phồng rộp da, nổi mụn nước có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc độc tố từ 12-36 giờ. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét, khi đó những tổn thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài, hay hình chữ Y… tùy theo cách ta giết chúng. 
 
Viêm da có thể dạng giống như tổn thương của bệnh Zona (Giời đái). Vết phồng thường xuất hiện độ một ngày sau khi bị dính độc tố.
 
Nếu được trị thì sau một tuần sẽ hết. Nếu điều trị muộn, tổn thương da có thể để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng mới hết.Nếu độc tố của chúng dính vào mắt sẽ gây ra viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang
Cận cảnh các con kiến ba khoang do người dân Huế bắt được.
 
Trong thời điểm khảo sát tại khu chung cư ở Hương Sơ, nhận thấy có đến gần 70% số dân ở khu chung cư có tiếp xúc với loại côn trùng này.
 
Sau khi tiếp xúc với côn trùng, bệnh nhân thấy ngứa, rát, nóng bỏng tại chỗ, sau 6-12 giờ xuất hiện các đám, vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4 mm, có bờ viền rõ rệt, có vệt có biến sắc màu tím hồng.
 
Sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ (giai đoạn này rất dễ nhầm với các tổn thương như zona, thủy đậu hoặc các mụn vi-rút khác). 
 
Điều trị và cách phòng kiến ba khoang

BS Hoàng Văn Hội, Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Thừa Thiên - Huế, khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh với loại kiến ba khoang này gồm: Tránh đứng dưới bóng đèn sáng trong nhà nên thắp đèn có ánh sáng vàng. Nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng.
 
Nếu bị cắn hay lỡ tay đập chết chúng trên da mình thì cần rửa sạch càng nhanh càng tốt nơi bị dính độc tố bằng xà phòng. Sau đó bôi thuốc tím và đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang
 Th.s, BS. Hoàng Văn Hội, Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho biết thêm nhiều câu chuyện lý thú xung quanh kiến ba khoang cũng như cách phòng chữa bệnh.
 
Vệ sinh xung quanh khu dân cư, phát quang bụi cây, cỏ dại quanh nhà. Ban đêm tắt bớt các bóng đèn không cần thiết; Trước khi ngủ cần quét lại nhà để sạch nền nhà và mắc màn ngủ tránh côn trùng có điều kiện tiếp xúc. 
 
Với mật độ kiến ba khoang nhiều, Thuốc FENDONA 10SC(Alpha permethrin 10%), pha với nồng độ 70ml/8 lít nước, phun tồn lưu trên vách tường trong và ngoài nhà có tác dụng xua và diệt chúng. 
 
Dưới đây là một số hình ảnh những nạn nhân bị kiến ba khoang đốt trong số hàng trăm nạn nhân tại khu chung cư Hương Sơ - TP Huế (tỉnh TT-Huế): 

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang


Côn trùng gây ngứa là kiến 3 khoang

Kiến ba khoang độc gấp 15 lần rắn hổ mang