Trước hoặc trong giai đoạn nguyệt san, một số chị em thấy nướu lợi sưng nề và chảy máu, số khác lại có hiện tượng loét và đau nhức đến thấu xương hay chảy máu không cầm sau khi điều trị bệnh răng miệng (đây là nguyên nhân vì sao các nha sĩ thường không điều trị cho chị em đang “đến tháng”). Các triệu chứng này cũng thường biến mất sau khi chu kỳ nguyệt san kết thúc.
Thời kỳ bầu bí
Theo nhiên cứu, có 75% thai phụ bị viêm nướu. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố. Biểu hiện thường thấy là sưng, chảy máu, đỏ hoặc đau ở các mô nướu, hơi thở nặng mùi.
Thời kỳ uống thuốc tránh thai
Thời kỳ mãn kinh
Giai đoạn chuyển tiếp này thường xảy ra ở độ tuổi 50, được coi là một bước chuyển quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ.
Biểu hiện của giai đoạn này có thể là các vấn đề về răng miệng như đau răng miệng hoặc khó chịu, đỏ hay viêm nướu răng, không có cảm giác trong miệng, vị giác thay đổi cảm giác (mặn, cay, chua), khô miệng (xerostomia)…
Những thay đổi liên quan đến tuổi mãn kinh có thể là do sự thay đổi nội tiết, thiếu hụt canxi và vitamin. Ngoài ra phải kể tới những điều kiện y tế khác nhau và một số thuốc men cũng không loại trừ.
Thời kỳ loãng xương
Đây là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng tới phần lớn phụ nữ do bị giảm rõ rệt lượng canxi ở xương gây ra tình trạng loãng xương. Một số nghiên cứu đã nghiên cứu thành công mối liên quan giữa bệnh loãng xương và rụng răng quai hàm do có thể mật độ xương răng giảm.
Loãng xương, khi kết hợp với các vi khuẩn làm tăng lây nhiễm của bệnh nướu răng, tăng quá trình mất xương quanh răng, tăng nguy cơ rụng răng.
Theo Women/Dân trí