* Nhức đầu
* Đau ngực
* Rối loạn da như mụn trứng cá...
* Khát nước nhiều hơn
* Khó tập trung
* Khó ngủ
* Vụng về
* Cảm thấy chán nản
* Cảm giác lo âu
* Khó chịu, tính khí thất thường hoặc giận dữ
* Bốc đồng
* Cảm thấy mệt mỏi
Nguyên nhân
Stress, caffeine và thiếu ngủ cũng có thể góp phần khiến các triệu chứng thêm trầm trọng. Ngoài ra, cũng có thể do yếu tố di truyền, vì hội chứng tiền kinh nguyệt có xu hướng bị ảnh hưởng từ phía gia đình.
Để tìm guyên nhân gây ra các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt, có thể bác sỹ sẽ yêu cầu bạn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt các tháng và ghi chép lại đầy đủ các triệu chứng trước, trong và sau ngày nguyệt san.
Điều quan trọng là phải phân biệt giữa hội chứng tiền kinh nguyệt với trầm cảm, lo lắng, các vấn đề tuyến giáp hoặc bệnh khác bởi chúng cũng có các triệu chứng tương tự. Với hội chứng tiền kinh nguyệt, những triệu chứng này thường biến mất trong vòng 4 ngày kể từ ngày bắt đầu.
Khắc phục
Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt:
* Tập thể dục nhiều hơn: Aerobic, đi bộ nhanh, chạy, đạp xe, hoặc bơi lội ít nhất 3-4 lần/ tuần có thể giúp giảm chứng trầm cảm nhẹ và cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Tập thể dục cũng tốt cho tim và giúp đạt được hoặc duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
* Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, ít chất béo, nhiều trái cây và rau quả có thể giúp tăng cường vitamin và khoáng chất thiếu hụt dẫn đến các triệu chứng này. Ngoài ra hạn chế rượu và caffeine.
* Bổ sung vitamin: Bổ sung 1.200 mg canxi mỗi ngày có thể giúp giảm một số triệu chứng tiền kinh nguyệt. Canxi cũng giúp xương chắc khoẻ và ngăn ngừa loãng xương. Ngoài ra, vitamin B-6 và magiê cũng có thể giúp đỡ giảm thiểu những khó chịu này.
* Thư giãn: Tìm tới những biện pháp làm giảm căng thẳng như yoga, thiền hoặc massage có thể giúp một số phụ nữ giảm bớt căng thẳng từ hội chứng tiền kinh nguyệt. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn.
* Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ đầy đủ và ngủ sâu vào ban đêm sẽ giúp bạn đối phó với các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
* Bạn cũng có thể điều trị một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt với thuốc giảm đau (mua không cần toa) như: acetaminophen, steroid chống viêm (NSAIDs), ibuprofen (Motrin hoặc Advil) hoặc naproxen (Aleve). Các thuốc này có thể giảm đau đầu, đau vú và chuột rút.
* Hãy đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc bạn không muốn thay đổi được chế độ ăn uống và lối sống. Để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa:
- Thuốc lợi tiểu: có thể giúp giảm bớt giữ nước và đầy hơi.
- Thuốc chống suy nhược: thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện tâm trạng với các triệu chứng liên quan đến thay đổi mức độ serotonin trong não. Bác sĩ có thể kê đơn bắt đầu từ 2 tuần trước khi các triệu chứng thường xuất hiện.
- Thuốc tránh thai: ngăn ngừa sự rụng trứng và có thể làm giảm một số triệu chứng thể chất tiền kinh nguyệt nghiêm trọng.