1. Cortisol
Khi cơ thể bạn nhận thấy nguy hiểm, hoặc đơn giản là khi bạn kiệt sức sau một ngày làm việc, não sẽ giải phóng hormone cortisol. Hormone này đi vào máu và làm tăng nhịp tim, đưa oxy lên não nhiều hơn, giúp bạn hồi phục thể lực.
Đồng thời, hormone này cũng sử dụng năng lượng từ đường và mỡ tích trong cơ thể. Cơ chế trên hoàn toàn có lợi cho chúng ta. Nhưng theo các nhà khoa học, khi bạn thường xuyên bị stress, cơ thể sẽ bị rối loạn trong việc điều tiết cortisol, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân và tích nhiều mỡ ở "vòng 2".
2. Melatonin
Đây là một hormone cực kỳ quan trọng được sản sinh trong khi chúng ta say ngủ. Đặc biệt, theo các nghiên cứu ghi nhận được thì melatonin chỉ được cơ thể sản xuất khi bạn ngủ trong phòng tối. bất kỳ loại ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo nào cũng ảnh hưởng tới lượng melatonin cơ thể sản sinh.
Vấn đề là, sự thiếu hụt melatonin được cho là liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì và các bệnh ung thư. Vì thiếu hụt melatonin sẽ khiến bạn mất ngủ mà mất ngủ là một trong những nguyên nhân làm rối loạn cơ chế sinh học và giảm khả năng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
Ảnh minh họa
3. Oxytocin
Còn được ví von là hormone tình yêu bởi oxytocin được giải phóng khi bạn có những cử chỉ gần gũi những đối tượng đặc biệt như người yêu, vợ hoặc chồng. Khoa học đã chứng minh được những công dụng đáng quan tâm của oxytocin bao gồm khả năng làm giảm đau nhanh chóng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ trí nhớ và chống lại các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, oxytocin giúp bạn vượt qua căng thẳng dễ dàng hơn, tránh được tình trạng tăng cân do stress.
4. Thyroxine
Thyroxine là một hormone do tuyến giáp điều tiết, nó chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình trao đổi chất cũng như mức độ năng lượng của cơ thể. Khi bạn bị thiếu hụt thyroxine, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi uể oải, tốc độ trao đổi chất cũng như đốt năng lượng diễn ra chậm chạp hơn.
Thiếu thyroxine là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho kế hoạch giảm cân hoặc duy trì cân nặng của bạn thất bại.
5. Leptin
Một loại hormone được ứng dụng trong nhiều sản phẩm giảm cân, nhiệm vụ chính của leptin là phát tín hiệu no đến não, làm giảm cảm giác thèm ăn và khiến bạn ăn ít đi. Thế nhưng khi bạn có chế độ ăn nhiều đường bột, nồng độ leptin sẽ bị sụt giảm, gây ra cảm giác đói ảo, bạn sẽ thèm ăn ngay cả khi vừa ăn xong các bữa chính.
6. Serotonin
Một người họ hàng xa của oxytocin, serotonin được cơ thể tiết ra nhằm đảm bảo cân bằng trạng thái tinh thần, chống lại stress và giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của serotonin trong việc chống tăng cân do stress và sự thiếu hụt serotonin cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính gây tăng cân đột ngột.
Nào cùng học cách "giải tán" mỡ thừa tại đây. Hiệu quả lắm đấy...