Mùa hè được coi là mùa có nhiều tai nạn và thương tích nhất, kể cả những tai nạn nghiêm trọng ảnh hưởng tính mạng, đến những thương tích đơn giản. Đặc biệt, các tai nạn, thương tích này lại gặp ở trẻ em nhiều hơn. Chính vì vậy mà việc nắm được các kỹ năng sơ cứu khi bị thương tích là rất quan trọng, đặc biệt là trong mùa hè này.
Dưới đây, mục Sức khỏe sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài trong số các phương pháp điều trị vết thương kịp thời để tránh vết thương bị nhiễm trùng và nặng hơn về sau.
7. Giữ sạch vết thương
Khi bị thương, trước tiên cần làm sạch vết thương bằng thuốc sát trùng peroxide, để các bụi bẩn theo bọt khí trôi ra ngoài. Sau đó rửa lại bằng cồn hoặc iốt để đảm bảo sạch hoàn toàn. Không dùng xà phòng rửa tay hoặc xà phòng tắm để làm sạch vết thương, đặc biệt là các vết thương sâu, rất sâu. Bởi các loại xà phòng này thường có chứa nước hoa và rất nhiều thành phần có thể gây kích ứng vết thương dù ở bất kì kích thước nào.
(Ảnh minh họa)
6. Dùng thuốc mỡ kháng khuẩn
Bactine, Neosporin, Polysporin, hoặc dầu cây trà là các sản phẩm kháng khuẩn tuyệt vời có thể dùng được cho các vết thương. Riêng dầu cây trà chỉ nên bôi một chút chứ không nên bôi nhiều và không nên dùng cho các vết thương sâu. Các loại thuốc mỡ Bactine, Neosporin, Polysporin thường có thêm thuốc giảm đau nên vừa có lợi ích kháng khuẩn, lại vừa có tác dụng giảm đau.
5. Không để cho vết thương khô nhanh chóng
Dù là vết thương do dao cắt hay xước ở bất kì kích thước nào cũng phải giữ không để khô một cách nhanh chóng vì như vậy sẽ làm cho da trở nên chặt chẽ và sẽ khó bôi thuốc, loại bỏ chất bẩn trong vết thương. Hãy bôi thuốc mỡ và dùng băng gạc nếu cần thiết để giữ vệ sinh cho vết thương và để cho vết thương liền lại từ từ.
(Ảnh minh họa)
4. Dùng tỏi thay thế thuốc mỡ kháng khuẩn
Giã một nhánh tỏi và đắp lên bề mặt của vết thương cũng là một cách giúp vết thương kháng khuẩn nếu như bạn không tiện có thuốc mỡ kháng khuẩn ở đó. Bạn cũng có thể pha một chút nước với tỏi và bôi hoặc đắp lên vết thương, dùng miếng vải sạch để giữ cho nó không rơi ra khỏi vết thương. Một số người thấy rằng tỏi kích thích vết thương, do đó, nếu thấy có bất kì đau đớn hay kích thích nào khi dùng cách này cần dừng lại ngay và không tiếp tục thử lại lần sau.
3. Nghiền nát lá chuối để giảm viêm cho vết thương
Khi vết thương bị viêm sẽ mất nhiều thời gian để điều trị đến khi khỏi hẳn. Lá chuối đã được sử dụng cho những vết thương trong nhiều thập kỷ qua, do nó có đặc tính chống viêm. Nước trong lá chuối này cũng có công dụng làm sạch vết thương rất tốt.
(Ảnh minh họa)
2. Dùng lô hội nguyên chất để giữ vết thương không bị nhiễm bẩn
Có bao giờ bạn nhận ra rằng, cây lô hội tạo ra một lớp mỏng trên da của bạn sau khi khô? Chính bởi vậy mà lô hội không chỉ tốt cho cháy nắng mà nó còn có tính chất kháng khuẩn, chống viêm, và giữ cho vết thương khỏi bị bụi bẩn và nhiễm trùng.
1. Giảm viêm nhờ dầu của cây hoa cúc xu xi
Nếu không có tinh dầu của cây hoa này, bạn cũng có thể rửa sạch các bông hoa này và cho vào nước đun sôi. Nước cất này cũng rất tốt, có thể rửa vết thương để tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, do có tính kháng khuẩn nên nước này cũng như tinh dầu hoa cúc xu xi sẽ làm giảm viêm mô và chữa lành vết thương nhanh hơn.