Nói đến đau lưng người ta nghĩ ngay tới tuổi già hay bệnh của tuổi già. Nhưng thực tế, đau lưng là một tình trạng sức khỏe phổ biến, có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Hầu hết các trường hợp đau lưng có liên quan đến đau và cứng khớp ở lưng dưới.

Có 2 kiểu đau lưng chính:
 
- Đau lưng cụ thể: tức là đau ở phía lưng dưới và có thể gây nguy hiểm cho cột sống:
- Đau lưng không cụ thể: đó là những chỗ đau do bong gân, căng thẳng cơ bắp, thương tích nhỏ, dây thần kinh bị chèn ép hay bị kích thích gây ra… Nhưng cơn đau này thường không nguy hiểm lắm và không liên quan đến vấn đề gì trầm trọng.
 
Đau lưng cũng có thể được phân loại theo thời gian của các triệu chứng cuối cùng. Ví dụ:
 
- Đau lưng cấp tính - đau không kéo dài hơn sáu tuần
- Đau lưng mãn tính - cơn đau kéo dài hơn sáu tuần
 
 
Nguyên nhân của chứng đau lưng cụ thể:
 
- Đau thần kinh tọa - gây ra bởi một dây thần kinh ở phía sau (các dây thần kinh hông) đang bị kích thích hoặc đè nén.

- Thoát vị đĩa đệm cột sống- một trong các đĩa đệm của cột sống bị chệch nhau và chất nhày bên trong các đĩa đệm này rò rỉ ra ngoài, có thể chèn vào các ống sống hay các dây thần kinh sống.

- Cột sống dính khớp - các khớp ở chân cột sống bị viêm

Đau lưng là một tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến người lớn ở mọi lứa tuổi. Người ta ước tính rằng một trong năm, chúng ta có thể sẽ phải đi khám bệnh đau lưng tại bất kì thời điểm nào. 80% những người trưởng thành đã từng trải qua ít nhất một lần đau lưng ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống của mình.

Đau lưng mãn tính không phổ biến bằng đau lưng cấp tính, nhưng nó cũng không phải là hiếm. Ở Anh, đau lưng mãn tính là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra chứng bị tật lâu dài hoặc vĩnh viễn (sau khi viêm khớp).

Lý giải cho việc tỉ lệ người bị đau lưng ngày càng tăng và càng trẻ hóa, một giả thuyết cho rằng tỉ lệ trầm cảm, béo phì và căng thẳng hiện nay cao hơn so với trong quá khứ, nhất là với những người trẻ làm công việc căng thẳng. Tất cả các điều kiện này lại là những yếu tố nguy cơ gây đau lưng mãn tính. Một giả thuyết khác lại cho là trước đây số người bị đau lưng cũng nhiều nhưng khác bây giờ ở chỗ họ không đi khám bác sĩ, còn ngày nay người ta quan tâm đến sức khỏe hơn nên đi khám nhiều hơn, con số thống kê cũng từ đó mà tăng lên.
 
 
Lưu ý:
 
Mỗi người mang trong mình nguy cơ tiềm ẩn bị đau lưng khác nhau. Một số người gặp phải một vài cơn đau lưng cấp tính trước khi hoàn toàn khỏe mạnh. Một số người khác lại bị những trận đau ngắn, dài hoặc trung bình xen kẽ đau nặng, nhẹ làm cho họ không thể hoạt động bình thường trong các hoạt động hàng ngày của mình.

Tâm lý và yếu tố xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc “phát triển” bệnh đau lưng, đặc biệt đối với bệnh đau lưng mãn tính.

Ví dụ, những người có một tư tưởng tích cực và sống vui vẻ, hạnh phúc sẽ có xu hướng hồi phục nhanh hơn so với những người bị trầm cảm hoặc không hài lòng với một hoặc nhiều mặt của đời sống.

Các biện pháp điều trị đau lưng có thể bao gồm: thuốc giảm đau, bấm huyệt cột sống, châm cứu và tập thể dục. Một số trường hợp đau lưng mãn tính cũng có thể tham gia thêm điều trị tâm lý vì những lý do đã nói ở trên.