Sau khi bệnh nhân nuốt viên nang Cytosponge vào cổ họng, nó được lấy ngược ra. Trên đường ra viên nang tiếp xúc, thu thập các sợi mô tế bào.
Từ đó, các nhà nghiên cứu tiến hành xét nghiệm các mô tế bào dính trên viên nang để chẩn đoán bệnh.
Qua thử nghiệm lâm sàng trên 1.000 bệnh nhân Anh, viên nang bọt biển đã tìm thấy, dung nạp tốt, đem lại kết quả chẩn đoán chính xác cho phần lớn bệnh nhân mắc bệnh ung thư thực quản.
Theo truyền thống, các y bác sĩ sử dụng sinh thiết - mẫu nhỏ tế bào và nội soi cổ họng để chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân có nguy cơ ung thư thực quản.
Viên nang Cytosponge được làm từ bọt biển giúp chẩn đoán chính xác ung thư thực quản với chi phí rẻ - Ảnh: BBC News
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc hội đồng ung thư tại Đại học Cambridge cho rằng Cytosponge có thể thay thế phương pháp sinh thiết trên.
Một thử nghiệm khác với 600 bệnh nhân có các triệu chứng ợ nóng và trào ngược thực quản đã nuốt Cytosponge, đồng thời thực hiện nội soi.
Kết quả cho thấy phần lớn bệnh nhân thích nuốt viên nang Cytosponge hơn nội soi. Cứ 10 bệnh nhân, có chín người đã thành công khi thực hiện kiểm tra bằng Cytosponge.
Ngoài ra, giáo sư Rebecca Fitzgerald và đồng nghiệp cho biết: “Không giống như nội soi, Cytosponge dễ dàng sử dụng trong phẫu thuật GP, an toàn và không đòi hỏi bất kỳ sự gây tê nào”.
Với một lần kiểm tra bằng viên nang Cytosponge, bệnh nhân chỉ tốn khoảng 25 bảng Anh (840.000 đồng) so với một lần nội soi truyền thống là 600 bảng Anh.
Kết quả thử nghiệm này sẽ được trình bày tại hội nghị thường niên của Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia ở Liverpool trong tuần này.