Bệnh do tiếp xúc đơn thuần với các chất tiết của côn trùng đang sống hoặc bị chết. 
 
Bệnh nhân làm việc, ngủ, tắm dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt, phần hở thân mình... vô tình giơ tay quệt, đập làm côn trùng có chứa chất pederin tiết lên da hoặc côn trùng bám vào khăn mặt rơi vào bồn rửa, bệnh nhân không chú ý nên xát phải côn trùng lên da và gây viêm da phỏng nước. 
 
Bệnh nhân bị phỏng rát do tiếp xúc với côn trùng. Ban đầu bệnh nhân thấy hơi ngứa rát, căng da; biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 - 12 giờ thành một đám hơi nề, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1 - 5mm, 1 - 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ.
 
Lúc này thấy cảm giác đau, rát tăng, có thể kèm theo ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. 

Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Nếu tổn thương ở gần mắt, có thể sưng húp cả 2 mắt (2 - 3 ngày mới đỡ), ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau, đi lại khó.
 
Các phỏng mủ tiến triển ngoài 3 ngày thì đóng vẩy, khô dần, khi rụng vẩy để lại vết sẫm màu. Toàn bộ đợt tiến triển có thể kéo dài 5 - 20 ngày. Cần phân biệt bệnh này với viêm da do nguyên nhân khác như hoá chất, sơn, zona, viêm da tiếp xúc do lá cây... 
 
Để điều trị, dùng các dung dịch dịu da, sát khuẩn nhẹ như dung dịch Jarish, oxit kẽm, mỡ kháng sinh. Nếu mủ nhiều, đau có thể dùng kháng sinh chung, kháng histamin tổng hợp, thuốc giảm đau có thể dùng corticoid bôi hoặc đường toàn thân. Trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi. 
 
Để phòng viêm da tiếp xúc, khi làm việc dưới ánh đèn, tránh phản xạ quệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt. Buổi tối khi tắm rửa, nên giũ mạnh khăn mặt trước khi dùng.
 
Vào mùa mưa, đề phòng côn trùng bay vào nhà thì có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại. Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da, có thể rửa vùng đó bằng nước muối, xà phòng... để ngăn không nổi thành phỏng nước, phỏng mủ.
 


Thêm nhiều người dân tại Huế bị kiến ba khoang đốt

Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng