1. Dấu hiệu của đau ruột thừa: Các triệu chứng bao gồm, đau nhói ở bụng dưới bên phải, nôn mửa và đi kèm là sốt. Khi bị đau ruột thừa, cần phải phẫu thuật cắt bỏ, nếu không sẽ bị vỡ và gây nhiễm trùng trong ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Hội chứng kích thích ruột (IBS): Đây là một loại rối loạn tiêu hóa mãn tính và là nguyên nhân gây đau bụng liên miên, đầy bụng, tiêu chảy và táo bón.
3. Đau do rụng trứng: Hiện tượng này chỉ xảy ra trong “thời kỳ” của bạn. Trong quá trình trứng rụng, nó sẽ đi kèm với các dung dịch máu và có thể gây kích thích niêm mạc bụng. Tuy nhiên, những cơn đau này sẽ không nguy hại cho tính mạng và sẽ biến mất trong khoảng thời gian ngắn.
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Hội chứng này sẽ gây ra đau bụng, đau lưng, nhức đầu, đau ngực và mụn trứng cá. Đối với những người hay căng thẳng, lười tập thể dục và thiếu vitamin thì các triệu chứng sẽ xảy ra tồi tệ hơn. Vì thế, hãy thực hiện một lối sống lành mạnh để tránh những triệu chứng xấu trong thời kỳ tiền kinh nguyệt. Biểu đồ cho thấy những thay đổi hormone trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
5. Đau bụng kinh: Đau bụng kinh là do lớp niêm mạc ở tử cung bị phá vỡ và đẩy ra ngoài cơ thể (khi không có thai). Đau bụng kinh thường đau ở bụng dưới và theo một chu kỳ nhất định. Để hạn chế đau bụng kinh bạn có thể dùng một miếng đệm nóng hoặc thuốc giảm đau.
6. Có thai ngoài tử cung: Đây là một hiện tượng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nếu không phát hiện sớm và kịp thời. Các triệu chứng bao gồm: Đau vùng chậu, chuột rút một bên, chảy máu âm đạo…khi thấy những triệu chứng này cần phải nhanh chóng nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
8. U nang buồng trứng: U nang buồng trứng phát triển trong chu kỳ kinh nguyệt và khi trứng rụng. Khi bị u nang buồng trứng có thể gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U nang buồng trứng có thể được xác định khi đi khám phụ khoa hoặc siêu âm.
9. U xơ tử cung: U xơ tử cung phát triển ở thành tử cung. U xơ tử cung được phát hiện phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40. U xơ tử cung có thể gây ra các triệu chứng như: đau bụng, đau lưng thấp, đau khi quan hệ tình dục ...
10. Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung sẽ gây ra những sự đau đớn nhất định, và gây khó khăn khi thụ thai. Khi bị lạc nội mạc tử cung cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có những tư vấn và phương pháp chữa trị kịp thời.
11. Nhiễm trùng đường tiểu: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) được bắt đầu khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu. Các triệu chứng bao gồm: đi tiểu đau và thường xuyên đi tiều. Nhiễm trùng tuy không quá nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng cần phải chữa trị kịp thời, nếu không sẽ lây lan và tổn thương đến thân.
12. Sỏi thận: Là sự hình thành sỏi từ muối và khoáng chất có trong nước tiểu ở thận. Sỏi thận sẽ gây ra những đau đớn ở vùng bụng hoặc vùng chậu. Khi bị sỏi thận, nước tiểu có thể chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ.
13. Viêm bàng quang kẽ (IC): Viêm bàng quang kẽ là tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Các triệu chứng bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40.
14. Bệnh lây qua đường tình dục: Đau vùng chậu là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs.) phổ biến nhất là nhiễm khuẩn chlamydia và bệnh lậu. Các triệu chứng bao gồm: đau vùng chậu, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ, và tiết dịch âm đạo bất thường.
15. Sa nội tạng vùng chậu: Điều này thường xảy ra khi các cơ quan như bàng quang hoặc tử cung, sa xuống một vị trí thấp hơn. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu. Các triệu chứng phổ biến nhất là áp lực đối với thành âm đạo, cảm giác khó chịu, quan hệ tình dục đau đớn.
16. Hội chứng sung huyết vùng chậu: Sung huyết vùng chậu thường xảy ra các cơn đau khi bạn ngồi hoặc đứng.
17. Đau mô sẹo: Hiện tượng này chỉ xảy ra với những người đã từng phẫu thuật vùng bụng…
18. Đau âm hộ mãn tính: Những cơn đau này có thể xảy ra liên tục hoặc định kỳ. Đặc biệt khi đi xe đạp hoặc quan hệ tình dục sẽ làm cho cơn đau thêm tồi tệ. Có thể điều trị bằng vật lý trị liệu.
19. Đau khi quan hệ tình dục: Đau khi quan hệ tình dục là do nhiễm trùng âm đạo hay bôi trơn không đủ. Đau khi quan hệ tình dục có thể điều trị được bằng các biện pháp hỗ trợ khi quan hệ.