Vậy cụ thể cần tây có những lợi ích gì?
1. Giảm huyết áp: Cần tây chứa hợp chất được gọi là phthalides (cụ thể là 3-n-butylphthalide). Những hợp chất này có thể giúp giảm huyết áp bằng cách thư giãn các cơ bắp xung quanh động mạch, làm giãn các mạch. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên động vật trong phòng thí nghiệm, huyết áp của động vật đã giảm từ 12 đến 14% khi được tiêm chất 3-n-butylphthalide. Cần tây cũng chứa flavonoid được gọi là Apigenin - một chất có chức năng bảo vệ, chống oxy hóa. Giảm căng thẳng oxy hóa trong động mạch giúp thư giãn các động mạch và làm giảm huyết áp.
2. Tăng cường xương: Trong cần tây có rất nhiều vitamin K, và cũng là một nguồn canxi và magiê dồi dào. Những chất dinh dưỡng này giúp xương và khớp xương khỏe mạnh. Nó cũng chứa polyacetylene, một tác nhân chống viêm, làm giảm sưng và đau quanh khớp xương và do đó nó rất hữu ích cho các cá nhân bị viêm khớp và bệnh gút. Tính chất lợi tiểu của nó cũng hỗ trợ loại bỏ các tinh thể acid uric xung quanh các khớp xương, đồng thời giúp giảm các cơn đau do sỏi thận gây ra.
3. Chống ung thư: Theo các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế công cộng của Đại học Harvard, cần tây có hiệu quả chống lại ung thư buồng trứng. Trong cần tây có đến 8 hợp chất có tác dụng chống ung thư. Các hợp chất được gọi là phthalides và polyacetylenes giúp đỡ trong việc loại bỏ các chất gây ung thư.
4. Lợi tiểu: Lý do cần tây có tác dụng lợi tiểu là bởi nó có chứa nhiều kali và natri. Hai chất này kích thích sản xuất nước tiểu và điều tiết lượng nước của cơ thể bằng cách loại bỏ chất lỏng dư thừa.
6. Hỗ trợ giấc ngủ: Những người bị mất ngủ nên ăn thêm cần tây, bởi trong cần tây có khoáng chất có tính kiềm hỗ trợ một giấc ngủ tốt. Những khoáng chất này có tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh, từ đó làm giảm lo lắng và căng thẳng, giúp bạn có thể ngủ “ngon” hơn.
7. Cân bằng điện giải cho cơ thể: Cần tây có chứa đầy đủ các chất điện giải, do đó, nó là một thức uống tốt cho các vận động viên phải vận động nhiều và mất nhiều nước trong cơ thể. Nó cũng có lợi cho khôi phục lại sự cân bằng điện giải của cơ khi bị tiêu chảy, sức khỏe kém và suy dinh dưỡng hoặc cho bất kỳ hoạt động khác dẫn đến mỏi cơ.
8. Cân bằng độ pH: Hàm lượng khoáng chất có tính kiềm trong cần tây giúp làm giảm nồng độ axit, bằng cách cân bằng độ pH của máu và vô hiệu hóa các tính axit khác gây nguy hiểm cho cơ thể.
9. Giảm cholesterol: Một nghiên cứu tiến hành trên loài động vật đặc biệt có cholesterol cao đã cho thấy rằng cần tây có thể làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần bằng cách tăng tiết axit mật.
Cơ hội trổ tài cho các bạn nấu ăn ngon chụp ảnh đẹp đây: click vào GIA ĐÌNH KHEN NGON để xem thể lệ dự thi và xuýt xoa với giải thưởng nào!!! |