Nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia thuộc trường đại học Newcastle tại Anh. Các chuyên gia đã đưa ra được những minh chứng, chứng tỏ những em bé được sinh ra từ những bà mẹ bị béo phì thì dễ có nguy cơ bị mắc các dị tật bẩm sinh về tim, cột sống, các dị tật về khoang miệng…
 
Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai nên quan tâm tới trọng lượng cơ thể và mức tăng cân chuẩn để loại trừ nguy cơ mắc phải chứng tiểu đường, cao huyết áo hay chứng tắc nghẽn mạch máu.

Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu đã phải so sánh trọng lượng cơ thể của những phụ  nữ mang thai với tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc phải các dị tật bẩm sinh. Theo thống kê, thì tại Mỹ có khoảng 1/3 số chị em phụ nữ bị mắc chứng béo phì và cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ bị mắc dị tật bẩm sinh và dẫn tới tử vong.

Các chuyên gia người Anh cũng đưa ra kết luận rằng tỷ lệ trẻ em bị mắc các dị tật bẩm sinh  là khoảng 2 –4 %, và tỷ lệ này chủ yếu rơi vào những trẻ nhỏ có mẹ bị mắc chứng béo phì.

Chỉ số cân nặng ( BMI) là số đo có liên quan giữachiều cao và cân nặng. Với điểm số 30 hoặc dao động trên dưới mức này bạn bị coi là mắc chứng béo phì. Điều này đồng nghĩa rằng những người có chỉ số BMI từ mức 25 – 29,9 thì được coi là dư thừa cân nặng.

Hoàng Hà (Theo Xinhuanet)