Cá là nguồn dinh dưỡng lành mạnh nhưng trước sự ô nhiểm của nguồn nước, lượng cá nhiễm thủy ngân cao đã khiến người tiêu dùng buộc phải cảnh giác cao hơn với các loại cá trong đó có cá ngừ và cá hồi, hai loại cá thường được dùng làm Sushi.
Hàm lượng thủy ngân trong cá cao liệu có khiến việc ăn các món cá sống trở nên nguy hiểm?
Cá cung cấp cho chúng ta nguồn protein chất lượng cao, và chất béo omega-3 lành mạnh . Tuy nhiên, có nhiều rủi ro liên quan đến việc ăn cá sống. Như chúng ta biết, cá có thể chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm hóa học, bao gồm metyl thuỷ ngân. Thủy ngân xuất hiện tự nhiên trong môi trường, nhưng cũng là một hệ quả của ô nhiễm khi mà chất thải công nghiệp tích tụ ở các sông hồ và biển. Quá nhiều metyl thuỷ ngân trong máu có thể gây tổn hại hệ thống phát triển thần kinh trong bào thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở người lớn, nó có thể gây ra các vấn đề về thị lực, mất trí nhớ, đau đầu và rụng tóc.
Cá ngừ dùng làm sushi là loại cá thường xuyên bị phát hiện có mức thủy ngân cao, nhưng đừng hoảng sợ nếu bạn đã ăn rất nhiều cá ngừ thời gian gần đây. Theo Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỷ, ăn nhiều cá có chứa thủy ngân trong một vài tuần không làm biến đổi đáng kể lượng thủy ngân trong cơ thể.
Ngoài thủy ngân ra, bạn cũng có thể gặp những vấn đề khác khi ăn cá sống. Các chất ô nhiễm khác tích lũy trong cá sống bao gồm biphenyl đã polyclo hóa (PCBs) và dioxin, một số nghiên cứu cho thấy các chất này có thể gây ung thư và có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ăn cá sống cũng có thể làm cho bạn dễ bị nhiều loại bệnh như tiêu chảy, chuột rút và ói mửa, và cũng có virus như viêm gan A, và virus như Norwalk. Ký sinh trùng cũng có thể xâm nhập vào cơ thể khi bạn ăn cá sống.
Trong trường hợp hiếm hoi, một số vi khuẩn tích tụ trong chế độ ăn của cá có thể sản xuất độc tố gây ra bệnh bao gồm ngộ độc scombroid, một dạng phổ biến nhất của ngộ độc cá ở Hoa Kỳ. Triệu chứng, trong đó bao gồm tiêu chảy, đỏ bừng, đổ mồ hôi, nhức đầu, ói mửa, có thể bắt đầu trong vòng hai phút đến hai giờ sau khi ăn thuỷ sản nhiễm melamine.
Cá nấu chín liệu có an toàn hơn?
Thật không may, nấu chín cá không loại bỏ thủy ngân cũng như các hóa chất khác. Tuy nhiên, bạn có thể chế biến cá với các loại dầu ăn, và sau đó bỏ da cá hoặc có thể nướng cá để hạn chế nạp chất hóa học vào cơ thể.
Những ai nên đặc biệt cẩn thận khi ăn cá?
Phụ nữ dự định có thai, những chị em đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, người cao tuổi, và bất cứ ai bị bệnh gan hoặc bệnh nào khác khiến cơ thể dễ mắc bệnh khi ăn cá sống. Các loại cá có lượng thủy ngân trong thịt cao nhất là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Có nên bỏ hẳn món sushi không?
Sushi được làm từ cá nấu chín có thể dùng được vì chúng tương đối ít calo, ít chất béo, mà lại giàu chất dinh tốt cho sức khỏe. Nếu bạn ăn sushi làm từ cá hồi nấu chín, bạn sẽ được hấp thụ một lượng lớn vitamin, cũng như những dưỡng chất khác.
Nhưng bạn chỉ nên ăn sushi do những nơi có uy tín và sạch sẽ chế biến. Đừng ngại khi yêu cầu đầu bếp hoặc nhà cung cấp trả lời những thắc mắc của bạn về chất lượng cá, có như vậy bạn mới đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Cá cung cấp cho chúng ta nguồn protein chất lượng cao, và chất béo omega-3 lành mạnh . Tuy nhiên, có nhiều rủi ro liên quan đến việc ăn cá sống. Như chúng ta biết, cá có thể chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm hóa học, bao gồm metyl thuỷ ngân. Thủy ngân xuất hiện tự nhiên trong môi trường, nhưng cũng là một hệ quả của ô nhiễm khi mà chất thải công nghiệp tích tụ ở các sông hồ và biển. Quá nhiều metyl thuỷ ngân trong máu có thể gây tổn hại hệ thống phát triển thần kinh trong bào thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở người lớn, nó có thể gây ra các vấn đề về thị lực, mất trí nhớ, đau đầu và rụng tóc.
Cá ngừ dùng làm sushi là loại cá thường xuyên bị phát hiện có mức thủy ngân cao, nhưng đừng hoảng sợ nếu bạn đã ăn rất nhiều cá ngừ thời gian gần đây. Theo Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỷ, ăn nhiều cá có chứa thủy ngân trong một vài tuần không làm biến đổi đáng kể lượng thủy ngân trong cơ thể.
Ngoài thủy ngân ra, bạn cũng có thể gặp những vấn đề khác khi ăn cá sống. Các chất ô nhiễm khác tích lũy trong cá sống bao gồm biphenyl đã polyclo hóa (PCBs) và dioxin, một số nghiên cứu cho thấy các chất này có thể gây ung thư và có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ăn cá sống cũng có thể làm cho bạn dễ bị nhiều loại bệnh như tiêu chảy, chuột rút và ói mửa, và cũng có virus như viêm gan A, và virus như Norwalk. Ký sinh trùng cũng có thể xâm nhập vào cơ thể khi bạn ăn cá sống.
Trong trường hợp hiếm hoi, một số vi khuẩn tích tụ trong chế độ ăn của cá có thể sản xuất độc tố gây ra bệnh bao gồm ngộ độc scombroid, một dạng phổ biến nhất của ngộ độc cá ở Hoa Kỳ. Triệu chứng, trong đó bao gồm tiêu chảy, đỏ bừng, đổ mồ hôi, nhức đầu, ói mửa, có thể bắt đầu trong vòng hai phút đến hai giờ sau khi ăn thuỷ sản nhiễm melamine.
Cá nấu chín liệu có an toàn hơn?
Thật không may, nấu chín cá không loại bỏ thủy ngân cũng như các hóa chất khác. Tuy nhiên, bạn có thể chế biến cá với các loại dầu ăn, và sau đó bỏ da cá hoặc có thể nướng cá để hạn chế nạp chất hóa học vào cơ thể.
Những ai nên đặc biệt cẩn thận khi ăn cá?
Phụ nữ dự định có thai, những chị em đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, người cao tuổi, và bất cứ ai bị bệnh gan hoặc bệnh nào khác khiến cơ thể dễ mắc bệnh khi ăn cá sống. Các loại cá có lượng thủy ngân trong thịt cao nhất là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Sushi được làm từ cá nấu chín có thể dùng được vì chúng tương đối ít calo, ít chất béo, mà lại giàu chất dinh tốt cho sức khỏe. Nếu bạn ăn sushi làm từ cá hồi nấu chín, bạn sẽ được hấp thụ một lượng lớn vitamin, cũng như những dưỡng chất khác.
Nhưng bạn chỉ nên ăn sushi do những nơi có uy tín và sạch sẽ chế biến. Đừng ngại khi yêu cầu đầu bếp hoặc nhà cung cấp trả lời những thắc mắc của bạn về chất lượng cá, có như vậy bạn mới đảm bảo sức khỏe của bản thân.