Ung thư buồng trứng biểu mô thường ảnh hưởng đến phụ nữ lớn tuổi mặc dù nó cũng có thể xảy ra với những phụ nữ trẻ hơn. Các ung thư tế bào mầm của buồng trứng xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ trẻ hơn.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng đã tấn công khoảng 22.400 phụ nữ Mỹ với hơn 14.000 người chết vì căn bệnh này. Trong một phân tích từ 25 nghiên cứu, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rutgers (Mỹ) phát hiện ra rằng chỉ số khối cơ thể (BMI - chỉ số dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Nó được tính bằng cân nặng của người đó chia cho bình phương chiều cao) có mối liên hệ với nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Những người có chỉ số BMI dưới 18.5 được xem là thiếu cân, từ 18.5-24.9 là khỏe mạn, trên 25 là thừa cân và trên 30 được kết luận là béo phì. Những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể trên 30 và bị béo phì thì sẽ có nguy cơ ung thư buồng trứng cao hơn hẳn. 

"Chúng tôi ước tính rằng nếu chỉ số khối cơ thể tăng 0,5 đơn vị mỗi năm thì bạn sẽ có nguy cơ ung thư buồng trứng tăng 6%", tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Elisa Bandera, một giáo sư về dịch tễ học tại Viện Ung thư New Jersey Rutgers, New Brunswick , cho biết. 

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng báo cáo rằng phụ nữ quá cao dường như cũng có nguy cơ cao phát triển ung thư buồng trứng. 

Những chị em có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao 1
Phụ nữ béo phì hoặc quá cao có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao hơn. Ảnh minh họa

Theo báo cáo được đăng trên tuần san “Thư viện khoa học công cộng” của Anh, chiều cao của phụ nữ tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng... Nghiên cứu này đã được thử nghiệm tại 47 trung tâm nghiên cứu dịch tễ học trên 14 quốc gia, trong đó khoảng 25.000 phụ nữ bị ung thư buồng trứng và hơn 80.000 không có vấn đề gì với buồng trứng của mình. So sánh giữa những đối tượng thí nghiệm có chiều cao từ 1, 52m và 1,7m trở lên thì khả năng mắc bệnh của những người cao hơn là 23%.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì cơ thể những người có ưu thế về chiều cao chứa nhiều tế bào hơn, lượng tế bào có khả năng nhiễm bệnh cũng từ đó mà tăng theo. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, những phụ nữ có ưu thế về chiều cao không nên quá lo lắng bởi mức độ gia tăng nguy cơ ung thư như trên là tương đối nhỏ.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ ung thư ở người phụ nữ có chiều cao trung bình là 38.2%. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cao trên 1,7m sẽ tăng nguy cơ ung thư thận, trực tràng, máu hoặc tuyến giáp lên 23-29%, nguy cơ da, vú, buồng trứng hoặc ung thư ruột kết tăng 13-17%.

"Điều này có nghĩa là phòng chống ung thư cần được thực hiện trong suốt cuộc đời chứ không phải khi đã trưởng thành", Tiến sĩ Bandera cho biết. Ngoài ra, béo phì còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư và mãn tính khác nên việc duy trì trọng lượng khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để có cuộc sống lành mạnh là điều hết sức cần thiết".

Ngoài ra, những chị em xuất thân trong gia đình có tiền sử bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung (ví dụ các bất thường gen BRCA) thì sẽ có nguy cơ bị bệnh ung thư vú cao hơn những chị em khác.