Chảy máu nướu răng = mất cân bằng nội tiết
Các kích thích tố có mặt trong các mô nướu, chính vì vậy, khi sự cân bằng nội tiết bị thay đổi, một hậu quả dễ thấy là bạn bị chảy nướu răng. Tình trạng này thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và những người đang ở giai đoạn tiền mãn kinh vì giai đoạn mang thai và mãn kinh chính là thời điểm có sự thay đổi lớn của hormone trong cơ thể người phụ nữ.
Tương tự như vậy, trong thời gian có kinh nguyệt, chị em cũng không nên đi khám nha sĩ hay tiến hành chữa, nhổ răng. Trong những ngày này, sự cân bằng hormone bị thay đổi làm cho nướu rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có dấu hiệu lạ ở miệng. Ảnh minh họa
Miệng đỏ, lưỡi sưng = thiếu hụt dinh dưỡng
Nếu các góc của miệng của bạn có màu đỏ thì đó có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B6. Bạn có thể bổ sung vitamin B6 từ thận, đậu nành, bắp cải, trứng, đậu phộng... Ngoài ra, nếu thấy lưỡi bị sưng, sáng bóng hoặc đỏ lựng lên thì đó có thể dấu hiệu của thiếu sắt. Ngược lại, nếu lưỡi bạn trông nhợt nhạt thì có thể bạn đang bị thiếu máu.
Nếu bạn khó phân biệt sự thay đổi ở lưỡi thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Răng có vết nứt = hội chứng trào ngược dạ dày
Theo các nha sĩ, triệu chứng răng có nhiều vết nứt là do axit trong dạ dày trào ngược lên miệng trong lúc ngủ. Đây là hội chứng trào ngược dạ dày (GERD). Khi răng bị ngập trong axit dạ dày và có độ pH thấp thì men răng có thể bị xói mòn. Những người thường xuyên bị hội chứng này có thể có răng sắc hơn những người khác.
Để phòng ngừa hội chứng này, bạn nên có chế độ ăn giảm các chất kích thích như rượu, café, thuốc lá, chocolate; tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước có gas; tránh làm tăng áp lực xoang bụng như mặc áo ngực quá chặt...
Hôi miệng = các vấn đề dạ dày
Nếu bạn là người chăm chỉ đánh răng, dùng chỉ nha khoa và đi khám răng thường xuyên mà vẫn bị hôi miệng thì chứng hôi miệng đó có thể xuất phát từ các vấn đề dạ dày. Đó là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong dạ dày, tạo thành mùi hôi và đưa lên miệng.
Những người bị bệnh gan, thận, hoặc tiểu đường cũng có thể gặp phải tình trạng hơi thở hôi, vì lúc này, sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể bị phá vỡ, các vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu thấy có dấu hiệu hơi thở hôi mà không liên quan đến răng nướu thì tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Nếu bạn là người chăm chỉ đánh răng mà vẫn có hơi thở hôi thì có thể đó là vấn đề ở dạ dày. Ảnh minh họa
Răng mòn và đau đầu = căng thẳng
Nếu buổi sáng thức dậy bạn thấy có triệu chứng đau đầu, kết hợp vào đó là cảm giác mỏi hàm và có dấu hiệu răng bị mòn thì rất có thể bạn đã nghiến răng khi ngủ.
Nhiều chuyên gia y khoa và nha khoa vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác, nhưng thói nghiến răng khi ngủ có thể là do các căng thẳng về tâm lý mà bạn trải qua trong suốt ngày làm việc. Các căng thẳng gồm có căng thẳng có thể được phân loại do yếu tố bên ngoài, và do yếu tố bên trong cơ thể. Nghiến răng khi ngủ có thể làm cho răng bị mòn, nứt gãy, đau răng, đau đầu, mệt mỏi...
Viêm nướu răng = vấn đề về tim
Chúng ta đều biết rằng các loại vi khuẩn trong miệng có thểễuâm nhập vào các mạch máu và gây ra mảng bám, mảng bám chính là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Vì vậy, vi khuẩn lưu thông trong toàn bộ cơ thể của chúng ta.
Những vi khuẩn này có thể xâm nhập qua những vết lở loét ở nướu, lợi để vào tim. Chúng có thể bám chặt vào thành mạch khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể không thể phát hiện ra để loại bỏ chúng. Nhờ đó, chúng hoành hành và rất nhanh chóng làm tổn thương mô thành mạch. Nhiều trường hợp chúng còn là nhân tố thúc đẩy sự xuất hiện các cục máu đông – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim.
Mẹo chữa đau bụng nhanh mà hiệu quả ngay tại nhà