Lan truyền
Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có vi rút sởi sau khi người bệnh xả ra 2 tiếng đồng hồ. Người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng
Giai đoạn ủ bệnh từ 7 - 18 ngày. Biểu hiện nhiễm trùng đầu tiên là sốt cao kéo dài 1 - 7 ngày. Giai đoạn này thường chảy nước mũi, ho, mắt đỏ, chảy nước mắt và xuất hiện nốt trắng nhỏ bên trong má.
Sau vài ngày xuất hiện ban, bắt đầu từ mặt, lan xuống tay và chân trong khoảng 3 ngày. Ban kéo dài 5 - 6 ngày rồi biến mất. Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn và tiêu chảy, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Thể bệnh nặng hay xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi. Người lớn có thể bị tiêu chảy nặng. Trẻ em có thể bị mất nước do tiêu chảy, có thể bị viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp và thanh quản do vi rút sởi làm giảm hệ miễn dịch.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu không tiêm phòng sởi thì rất dễ mắc. Trẻ được nuôi dưỡng kém, đặc biệt trẻ không được uống vitamin A, sống trong điều kiện đông đúc, và trẻ có hệ miễn dịch giảm do AIDS hoặc các bệnh khác thường mắc sởi nặng.
Những người khỏi bệnh có miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại. Trẻ nhỏ có mẹ đã mắc sởi thường có miễn dịch trong 6 - 8 tháng đầu sau khi sinh.
Ðiều trị sởi
Những trẻ thể bệnh nặng có thể qua khỏi nếu được điều trị thích hợp.
Uống vitamin A có thể giúp trẻ tránh được mù lòa. Tất cả những trẻ bị sởi nặng cần được uống vitamin A càng sớm càng tốt và uống liều thứ 2 ngay ngày hôm sau. Tăng cường dinh dưỡng và điều trị mất nước bằng đường uống là cần thiết.
Phòng bệnh
Theo Thông tin y dược Việt Nam