Các bác sĩ cho rằng nếu không muốn ăn khi thời tiết nắng nóng thì cũng không nên cố ép mình. Hoàn toàn có thể lập cho mình một chế độ ăn khoa học. Mặt khác, nếu thời tiết oi ả kéo dài thì lúc đó cần phải tìm sự "thỏa hiệp" với nó.

Những điều nên làm

Nên uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước

Uống nhiều nước. Đặc biệt là nước lọc, nước ép hoa quả. Không nên uống nước có cồn hoặc có gas.

Khi thời tiết nắng nóng nên ăn trái cây, sa lát rau, bánh pu-đinh (loại bánh ngọt làm bằng bột), cà chua, cà tím, dưa chuột. Tốt nhất nên thay món thịt bằng hải sản.

Nên ăn món cá muối vì nó giúp phục hồi lượng muối cho cơ thể khi ra mồ hôi. Nhưng đối với những người bệnh tim và thận, tốt nhất không nên ăn món này. Súp rau với thịt là thích hợp nhất. Ngoài ra canh củ cải để nguội hay súp cà chua với váng sữa hoặc súp rau với khoai tây.

Nên mặc thoáng, mát. Tắm nhiều lần. Hạn chế ra nắng.

Những điều không nên làm

Vào những ngày oi bức, khi đi trên đường trải nhựa nóng chảy, chúng ta chỉ muốn lặn ngụp trong hồ nước. Nhưng theo Phó tiến sĩ y khoa người Nga Anton Rodiônv, những người bị bệnh tim mạch không nên tắm khi nhiệt độ không khí và nước chênh nhau từ 10°C trở lên.Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột rất có hại cho mạch vì mạch không kịp thích ứng.

Chẳng hạn khi bị bệnh tim do thiếu máu cục bộ, mạch bộ co lại rất nhiều, nếu tắm nước lạnh càng làm cho mạch co thêm, điều này có thể kích thích những cơn đau thắt ngực và thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Để bảo vệ sức khỏe vào mùa này, chúng ta nên tránh những việc sau:

Không nên ăn ngoài đường

Khi tiết trời oi nóng, thức ăn bị ôi thiu rất nhanh, do đó nguy cơ ngộ độc thức ăn trong thời gian này là rất cao. Chính vì vậy không nên sử dụng thức ăn sẵn vì thời hạn sử dụng được ghi trên bao bì thường là không thật. Hoặc nó đòi hỏi phải có những điều kiện bảo quản đặc biệt.

Đừng mua những thực phẩm bày bán ở vỉa hè, vì tại đây không có thiết bị làm lạnh để bảo quản. Không nên để những thức ăn chống bị ôi thiu ngoài tủ lạnh quá 4 tiếng đồng hồ.

Không nên dùng đồ lót bằng sợi tổng hợp và quần áo bó sát người:

Đồ lót bằng sợi tổng hợp sẽ tạo nên một kiểu "hiệu ứng nhà kính" - môi trường tốt cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở, còn quần áo chặt bó sát người gây khó thở và làm rối loạn trao đổi nhiệt của cơ thể.

Không nên ngồi dưới máy lạnh:

Nếu đến phòng làm việc với chiếc áo thấm đẫm mồ hôi mà ngay lập tức ngồi dưới máy điều hòa thì bạn rất dễ bị sổ mũi, còn nặng thì bị viêm rò thần kinh và viêm phổi.

Ngay cả trong những ngày nắng nóng nhất cũng không nên để nhiệt độ máy điều hòa dưới 18°C. Cách tốt nhất là để nhiệt độ chênh lệch giữa phòng làm việc với nhiệt độ bên ngoài là không qúa 10°C.

Không nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng:

Không khí nóng nực và oi bức trong không gian kín mít làm cho người ta bị thiếu ô xy, dẫn đến dễ bị ngất, chóng mặt và những cơn huyết áp cao. Hơn nữa, trong điều kiện này, những căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan hơn so với trong thời tiết khác.

Không nên làm nhiều việc

Không phải ngẫu nhiên mà mọi người thích đi nghỉ mát vào mùa hè, vì làm việc trong thời gian này kém hiệu quả. Người ta đã chứng minh được rằng ở nhiệt độ từ 26°C trở lên thì cứ tăng 1 độ khả năng làm việc của con người giảm khoảng 10%. Chính vì vậy, ở các nước xứ lạnh người ta có quy định, ngày làm việc 8 tiếng khi nhiệt độ không qúa 20°C. Còn khi trời nóng hơn 31°C bạn có thể rời văn phòng sau 3 giờ làm việc.

Không nên chơi thể thao

Vận động thân thể sẽ làm tăng khả năng tạo nhiệt gấp 5 lần, làm cạn nguồn nước dự trữ của cơ thê. Mùa hè không phải là thời gian thích hợp nhất cho những kỉ lục thể thao. Chính vì vậy, đối với những người yêu thích thể thao nên giảm mức vận động, rút ngắn thời gian luyện tập và uống nước nhiều hơn trong lúc luyện tập.

Theo Tư vấn tiêu dùng