Theo thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Bệnh viện K, vỡ bàng quang là một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa, nếu không được phát hiện và phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong do sốc.
Chết do nhịn tiểu lâu
Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) từng tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. (45 tuổi, ở Đông Anh) bị vỡ bàng quang do uống nhiều rượu bia. Sau khi uống rượu bia, bệnh nhân đi ngủ, tỉnh dậy thấy đau bụng, kèm theo cảm giác mót tiểu nhưng không đi tiểu được.
Siêu âm phát hiện thấy có đường vỡ mặt trên bàng quang gây tràn nước tiểu vào trong ổ bụng. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu, khâu thành bàng quang vỡ, lau rửa ổ bụng mới cứu sống được bệnh nhân.
Thực tế, vỡ bàng quang tự phát do nhịn tiểu, uống quá nhiều bia rượu là một bệnh lý không hiếm gặp trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Cao Luận, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, người bình thường hiếm khi nhịn tiểu được lâu, bởi bàng quang chịu sự chi phối của trung tâm thần kinh điều khiển tiểu tiện ở vùng tủy sống S2 - S4, tiểu não và vỏ não.
Khi dung tích bàng quang khoảng từ 250 đến 350 ml thì bắt đầu có dấu hiệu căng giãn, được trung tâm điều khiển “ra lệnh” gây cảm giác mót tiểu; trên 400 ml thì cảm giác rất mót và đến 600 ml thì đau tức không thể chịu được.
Trường hợp chưa có điều kiện đi tiểu, phản xạ mót tiểu được truyền từ vỏ não theo cung cảm giác đến kích thích hoạt động phản xạ của dây cùng qua cung vận động ở S2-S4, làm bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài. Vì thế với trẻ nhỏ, trẻ sẽ không chịu được và tè dầm ngay.
Không nên nhịn tiểu
Theo TS Luận, ngay khi buồn tiểu thì nên đi tiểu, không nên nhịn. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài. Khi bị ứ trong bàng quang, các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu.
Nhiễm trùng tiểu ở trẻ nhỏ có có thể gây biến chứng sẹo thận hoặc là tiền thân của bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt, khi nhịn tiểu, trẻ có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn, thậm chí gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng.
Ở người lớn, nhiễm trùng tiểu thường gặp biến chứng, viêm thận bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp...Ở phụ nữ có thai, có thể gây đẻ non, sẩy thai, nhiễm trùng sơ sinh...
Ngoài ra, thói quen nhịn tiểu khiến nước tiểu lắng đọng lâu trong bàng quang, góp phần tạo sỏi đường niệu, gây đau. Việc nhịn tiểu lâu ngày cũng sẽ làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, dẫn tới tiểu són, tiểu rắt.
Các chuyên gia cảnh báo, mọi người cần quan tâm tới các bệnh lý gây tắc đường tiểu ở cả người lớn và trẻ em. Khi không tiểu được cần tới ngay bệnh viện để giải quyết nguyên nhân hoặc mổ cấp cứu mở thông bàng quang, tránh tình trạng vỡ bàng quang.
Chết do nhịn tiểu lâu
Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) từng tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. (45 tuổi, ở Đông Anh) bị vỡ bàng quang do uống nhiều rượu bia. Sau khi uống rượu bia, bệnh nhân đi ngủ, tỉnh dậy thấy đau bụng, kèm theo cảm giác mót tiểu nhưng không đi tiểu được.
Siêu âm phát hiện thấy có đường vỡ mặt trên bàng quang gây tràn nước tiểu vào trong ổ bụng. Các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu, khâu thành bàng quang vỡ, lau rửa ổ bụng mới cứu sống được bệnh nhân.
Thực tế, vỡ bàng quang tự phát do nhịn tiểu, uống quá nhiều bia rượu là một bệnh lý không hiếm gặp trên thế giới và cả ở Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Cao Luận, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, người bình thường hiếm khi nhịn tiểu được lâu, bởi bàng quang chịu sự chi phối của trung tâm thần kinh điều khiển tiểu tiện ở vùng tủy sống S2 - S4, tiểu não và vỏ não.
Khi dung tích bàng quang khoảng từ 250 đến 350 ml thì bắt đầu có dấu hiệu căng giãn, được trung tâm điều khiển “ra lệnh” gây cảm giác mót tiểu; trên 400 ml thì cảm giác rất mót và đến 600 ml thì đau tức không thể chịu được.
Một ca phẫu thuật cho bệnh nhân vỡ bàng quang vì nhịn tiểu quá lâu
Trường hợp chưa có điều kiện đi tiểu, phản xạ mót tiểu được truyền từ vỏ não theo cung cảm giác đến kích thích hoạt động phản xạ của dây cùng qua cung vận động ở S2-S4, làm bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài. Vì thế với trẻ nhỏ, trẻ sẽ không chịu được và tè dầm ngay.
Không nên nhịn tiểu
Theo TS Luận, ngay khi buồn tiểu thì nên đi tiểu, không nên nhịn. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài. Khi bị ứ trong bàng quang, các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng tiểu.
Nhiễm trùng tiểu ở trẻ nhỏ có có thể gây biến chứng sẹo thận hoặc là tiền thân của bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt, khi nhịn tiểu, trẻ có trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến suy thận mạn, thậm chí gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng.
Ở người lớn, nhiễm trùng tiểu thường gặp biến chứng, viêm thận bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết, suy thận cấp...Ở phụ nữ có thai, có thể gây đẻ non, sẩy thai, nhiễm trùng sơ sinh...
Ngoài ra, thói quen nhịn tiểu khiến nước tiểu lắng đọng lâu trong bàng quang, góp phần tạo sỏi đường niệu, gây đau. Việc nhịn tiểu lâu ngày cũng sẽ làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, dẫn tới tiểu són, tiểu rắt.
Các chuyên gia cảnh báo, mọi người cần quan tâm tới các bệnh lý gây tắc đường tiểu ở cả người lớn và trẻ em. Khi không tiểu được cần tới ngay bệnh viện để giải quyết nguyên nhân hoặc mổ cấp cứu mở thông bàng quang, tránh tình trạng vỡ bàng quang.