AP hôm qua dẫn lời bà Bàng Trân Quân, chuyên gia phân tích cao cấp tại chi nhánh Trung Quốc của Ngân hàng Rabobank, nói: “Đây là một vấn đề rất lớn. Khá ít thông tin về chuyện này được công khai nên nhiều người nghĩ nó không nghiêm trọng”.
Ngân hàng Rabobank, có trụ sở tại Hà Lan, chuyên cung cấp tài chính và thực hiện giao dịch liên quan đến ngành thực phẩm và nông nghiệp. Theo bà Bàng, tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại các thành phố nhỏ và vùng nông thôn.
Clenbuterol, dân Trung Quốc gọi là “bột thịt nạc”, là chất nhằm giúp tăng việc đốt cháy mỡ và phát triển cơ. Ngoài ngành chăn nuôi, chất này còn là loại doping được ưa thích trong giới vận động viên và nằm trong danh sách cấm của các liên đoàn thể thao thế giới.
Giới y khoa cảnh báo Clenbuterol rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu ăn phải có thể gây ngộ độc cấp với các triệu chứng: run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí tử vong. Chất độc thường tập trung trong nội tạng của gia súc như gan, cật,…
Tuy nhiên, những người chăn nuôi vô lương tâm vẫn sử dụng “bột thịt nạc” vì mang lại lợi nhuận lớn. Ngoài việc giúp gia súc tăng trọng nhanh chóng, nó còn giúp thịt rất ít mỡ và thịt cắt ra trông tươi hồng hơn.
Trong tình hình người tiêu dùng ngày càng ngần ngại trước các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, các khối thịt có lớp nạc sát da, mỡ mỏng dính bán rất chạy. “Đó là lý do nhiều người bán đòi thịt chứa Clenbuterol từ các nông trại”, Ôn Bằng, biên tập trang tiếng Hoa của website The Pig Site chuyên về ngành thịt heo thế giới, nhận định với AP. Không chỉ có thịt heo, thịt bò và cả thịt rắn cũng nhiễm Clenbuterol.
AP dẫn thống kê của các cơ quan y tế Trung Quốc cho hay năm ngoái, 13 người phải nhập viện do ăn thịt rắn chứa “bột thịt nạc” ở Thâm Quyến. Tháng 2.2009, 70 người đổ bệnh vì lòng heo bẩn tại Quảng Châu. Trước đó, 300 người nhập viện tại Thượng Hải.
Ngân hàng Rabobank, có trụ sở tại Hà Lan, chuyên cung cấp tài chính và thực hiện giao dịch liên quan đến ngành thực phẩm và nông nghiệp. Theo bà Bàng, tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại các thành phố nhỏ và vùng nông thôn.
Clenbuterol, dân Trung Quốc gọi là “bột thịt nạc”, là chất nhằm giúp tăng việc đốt cháy mỡ và phát triển cơ. Ngoài ngành chăn nuôi, chất này còn là loại doping được ưa thích trong giới vận động viên và nằm trong danh sách cấm của các liên đoàn thể thao thế giới.
Nhiều mẫu thịt lợn ở Trung Quốc bị phát hiện có chứa chất "siêu nạc" . Ảnh: minh họa - Internet
Giới y khoa cảnh báo Clenbuterol rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu ăn phải có thể gây ngộ độc cấp với các triệu chứng: run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí tử vong. Chất độc thường tập trung trong nội tạng của gia súc như gan, cật,…
Tuy nhiên, những người chăn nuôi vô lương tâm vẫn sử dụng “bột thịt nạc” vì mang lại lợi nhuận lớn. Ngoài việc giúp gia súc tăng trọng nhanh chóng, nó còn giúp thịt rất ít mỡ và thịt cắt ra trông tươi hồng hơn.
Trong tình hình người tiêu dùng ngày càng ngần ngại trước các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, các khối thịt có lớp nạc sát da, mỡ mỏng dính bán rất chạy. “Đó là lý do nhiều người bán đòi thịt chứa Clenbuterol từ các nông trại”, Ôn Bằng, biên tập trang tiếng Hoa của website The Pig Site chuyên về ngành thịt heo thế giới, nhận định với AP. Không chỉ có thịt heo, thịt bò và cả thịt rắn cũng nhiễm Clenbuterol.
AP dẫn thống kê của các cơ quan y tế Trung Quốc cho hay năm ngoái, 13 người phải nhập viện do ăn thịt rắn chứa “bột thịt nạc” ở Thâm Quyến. Tháng 2.2009, 70 người đổ bệnh vì lòng heo bẩn tại Quảng Châu. Trước đó, 300 người nhập viện tại Thượng Hải.