Lên kế hoạch mang thai khi bị tiểu đường có nghĩa là chị em cần cải thiện sức khỏe của mình, kiểm soát lượng đường trong máu (đường huyết) trước khi có thai. Việc này sẽ giúp cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh. Điều quan trọng nhất ở đây là giữ cho lượng đường huyết của bạn luôn ở mức cho phép.
 


Trong vài tuần đầu của thời gian thai kỳ, các cơ quan của bé đã được hình thành. Trong thời gian này, lượng đường trong máu nếu quá cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan của bé và có thể gây dị tật bẩm sinh. Nhưng nếu có thể kiểm soát được được mức độ đường này khi mang thai, nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi sẽ giảm đi rất nhiều.

Hầu hết chị em không biết mình đã mang thai trong những tuần đầu tiên. Và với chị em có lượng đường trong máu khó kiêm soát thì có nhiều nguy cơ bị sảy thai hơn những chị em khác. Do vậy, chị em cần lên kế hoạch để chắc chắn không bị rơi vào tình trạng đường trong máu quá cao, khi đó, khả năng an toàn cho thai nhi sẽ tăng lên rất nhiều, chị em cũng yên tâm hơn trong thời gian thai nghén này.

Đường huyết cao trong kỳ thai nghén cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như:

- Em bé lớn hơn bình thường khi sinh. Khi người mẹ có đường huyết cao, lượng đường thừa ra sẽ hấp thụ vào em bé, khiến em bé to hơn. Em bé quá to có thể sẽ khiến cả mẹ và con gặp các trục trặc khi sinh nở.
 
- Sau khi sinh, lượng đường huyết của bé sẽ bị thấp đi. Dẫn đến tình trạng là bởi cơ thể của bé phải giải phóng nhiều insulin hơn để đối phó với lượng đường thừa đã hấp thụ từ mẹ trong suốt thời gian trong bụng mẹ.


Đôi khi cơ thể của bé tiếp tục giải phóng thêm insulin sau sinh. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp đáng kể, mà nếu không điều chỉnh kịp thời có thể khiến bé phải được cấp cứu.

- Vàng da. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng thường sẽ tự hết ngay sau đó vài hôm. Nhưng với những em bé có dấu hiệu liên quan đến tiểu đường thì phức tạp hơn.

Dấu hiệu của bệnh này là da và lòng trắng mắt của bé có màu vàng vì một sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất màu vàng-nâu tạo ra bởi sự phân hủy của các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Những phụ nữ có bệnh tiểu đường có nhiều khả năng sinh con bị vàng da hơn những chị em khác.

Để bảo vệ bản thân và đứa con trong bụng, chị em cần cân nhắc các biện pháp giúp ổn định lượng đường huyết, tránh các rủi ro không muốn xảy ra.

- Chế độ ăn uống cân bằng: Và nếu bạn đang thừa cân, cố gắng cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn uống để có thể giảm cân trước khi có thai.

- Tập thể dục thường xuyên. Mỗi ngày bạn nên tập ít nhất 30 phút và tập các ngày trong tuần. Tập thể dục giúp kiểm soát lượng đường huyết của bạn bằng cách tiêu hao lượng đường trong cơ thể trong và sau khi tập. Đồng thời đây cũng là cách giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, giảm cholesterol và giảm huyết áp cao. Đi bộ, chạy, đạp xe và bơi lội là những hoạt động rất tốt cho người bị tiểu đường.

- Dùng thuốc hoặc insulin theo quy định. Hãy nói với bác sĩ về kế hoạch mang thai của bạn để bác sĩ kê cho bạn các loại thuốc khác nếu cần và để xem bạn có cần thay đổi gì trước khi có thai hay không.

- Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên, theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn dùng đúng thuốc, tập thể dục đúng cách, và thực phẩm phù hợp tốt cho sức khỏe của bạn. Điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn bổ sung acid folic tốt trước và trong khi mang thai, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.


- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ ngay vì thuốc lá có thể gây hại cho bé của bạn và làm tăng nguy cơ từ bệnh tiểu đường.

Trước khi bạn bắt đầu cố gắng để có thai, hãy đến khám bác sĩ cả về các bệnh từ bệnh tiểu đường, như mắt hoặc bệnh thận vì những bệnh này có thể sẽ có ảnh hưởng xấu trong thai kỳ.